Đau xương chậu khi mang thai và cách khắc phục hiệu quả
Đau xương chậu khi mang thai là một biến chứng thường xảy ra đối với mẹ bầu, nhất là những tháng cuối thai kỳ. Vậy mẹ bầu phải làm sao nếu bị đau xương chậu khi mang thai? Hãy cũng HoiBenh tham khảo những thông tin về đau xương chậu và cách khắc phục hiện tượng này như thế nào qua bài viết sau.
Đau xương chậu khi mang thai và cách khắc phục hiệu quả
Đau xương chậu khi mang thai là một biến chứng thường xảy ra đối với mẹ bầu, nhất là những tháng cuối thai kỳ. Vậy mẹ bầu phải làm sao nếu bị đau xương chậu khi mang thai? Hãy cũng HoiBenh tham khảo những thông tin về đau xương chậu và cách khắc phục hiện tượng này như thế nào qua bài viết sau.
Nguyên nhân đau xương chậu khi mang thai
Trong quá trình mang thai chị em đôi khi sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu ở vùng xương chậu, vì quá trình phát triển của thai nhi khiến vùng xung quanh tử cung ngày càng tăng lên và việc cơ thể nới rộng ra làm áp lực lên vùng xương chậu, khiến cho chị em cảm thấy đau đớn.
Để thích nghi với sự phát triển của thai nhi, tử cung của mẹ cũng cần lớn theo, chính vì vậy làm gia tăng áp lực lên vùng xương chậu. Ngoài ra dây chằng vùng xương chậu sẽ phải giãn căng ra khi mang thai nên thai phụ sẽ càng cảm thấy đau xương chậu hơn.
Khi mẹ bước vào giai đoạn 36 tuần, lúc này bé đã bắt đầu xoay mình và di chuyển xuống vị trí thấp nhất để sẵn sàng chào đời, chính vì vậy, đây sẽ là đỉnh điểm cho những cơn đau và cảm giác khó chịu ở mẹ bầu.Những triệu chứng của đau vùng xương chậu khi mang thai
Biểu hiện chính của triệu chứng đau vùng xương chậu khi mang thai là đau lưng, đau hông và đau vùng chậu cùng với sự nhức nhối xung quanh vùng mông. Một số triệu chứng đau vùng xương chậu khi mang thai như:
- Phần trước của xương chậu bị đau dữ dội và đôi khi không chịu nổi.
- Dáng đi lạch bạch.
- Đi lại khó khăn, nhất là sau khi ở yên một chỗ.
- Cảm giác nhức nhối, đau đớn ở khu vực xương hông, phần lưng dưới, đáy xương chậu và phía sau của chân.
- Đau đầu gối và có thể lan tới mắt cá chân và bàn chân, đây là hậu quả của sự lệch xương chậu ở phía trên.
- Có thể nghe hoặc cảm nhận được những âm thanh lách cách ở khu vực xương mu.
Đau xương chậu khi mang thai có nguy hiểm không?
Nếu chị em cảm thấy đau vùng xương chậu ở một mức độ vừa phải có thể chịu đựng được thì những cơn đau và áp lực đó là chuyện vô cùng bình thường trong thai kỳ. Nhưng chị em cẩn thận nếu cảm thấy quá đau thì hãy tìm đến bác sĩ để có thể do áp lực vùng chậu trong thai kỳ.
Áp lực lên vùng chậu sẽ bắt đầu khá sớm và gây cảm giác không thoải mái cho mẹ bầu trong khoảng một vài tháng. Nếu mẹ cảm thấy có cơn đau nhói như thể vùng xương chậu thắt lại, thì mẹ bầu nên đi khám vì đây có thể là dấu hiệu co thắt chuyển dạ sớm, như vậy mẹ có thể năm rõ tình hình thai kỳ để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Một số dấu hiệu nguy hiểm khác mà các mẹ bầu cũng cần lưu ý như chảy máu âm đạo, rỉ nước ối nhiều, chuột rút hay các cơn đau co thắt, hay nếu thấy bé có những chuyển động bất thường thì mẹ cần đi kiểm tra ngay để tìm hiểu rõ tình trạng của cả mẹ và bé.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để được các bác sĩ sản khoa thăm khám, tư vấn nhằm đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.Cách làm giảm đau xương chậu khi mang thai
– Sử dụng dây đai cố định hoặc không cố định để hỗ trợ xương chậu, vì khi sử dụng các dây này sẽ giúp cố định xương chậu vào đúng vị trí của nó. Đối với dây lưng bản to cần phải được nhân viên vật lý trị liệu đo đạc vừa vặn và được điều chỉnh khi bụng bầu to ra. Có thể cần đeo luôn những dây này khi ngủ nếu những cơn đau làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và tư thế ngủ của bạn.
– Nằm ngủ 1 bên và có sử dụng gối để đỡ bụng và đùi, các mẹ nên sử dụng gối nằm dài hoặc gối ôm để có thể cảm thấy thoải mái khi ngủ trong suốt thai kỳ.
– Hãy cẩn thận khi bước lên và bước xuống, hay làm bất cứ hoạt động gì cần phải di chuyển chân trước chân sau, đồng thời ép hai đầu gối lại với nhau khi vận động thay vì mở rộng đầu gối, nhằm cố định khớp xương chậu, tránh gây áp lực đến vùng xương chậu để giảm các cơn đau cho mẹ bầu.
– Các bài thể dục giúp tập luyện và làm cơ sàn chậu trở nên vững chắc có tác động tích cực đến chứng bệnh này.
– Đứng thẳng người và thường xuyên cải thiện tư thế ngồi hay đứng dậy đi lại để giúp bạn giảm cơn đau vùng xương chậu.
– Hãy sử dụng gối để tựa lưng khi ngồi và giữ một tấm đệm trên xe hơi khi cần đi đâu đó.
– Tránh mang giày cao gót, việc này sẽ giúp giảm bớt sức căng của phần lưng dưới.
– Không nên ngồi chéo chân ngay cả khi ngồi trên sàn nhà hoặc các động tác chéo chân trong khi tập yoga.
– Tránh các động tác thể dục đòi hỏi vận động liên tục, đứng một chân hoặc vận động mạnh.
– Đặt một gói nước đá lên phần cơ mềm sẽ làm giảm sưng tấy và giảm đau. Nhưng chú ý bạn không nên để gói nước đó quá lâu, chỉ để khoảng vài 5-10 phút là đủ.
– Đôi khi những trị liệu nhẹ nhàng kết hợp với thuật nắn xương có thể có tác dụng tốt trong việc giảm đau xương chậu. Nhưng trước khi bước vào trị liệu, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên viên về sức khỏe để biết chắc cách điều trị đó là an toàn và bổ ích cho phụ nữ mang thai.