Đau vai gáy - bệnh thường nhật của nhân viên văn phòng
Đau vai gáy là một bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp, đặc biệt là với những người làm văn phòng phải thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động. Khi có dấu hiệu đau mỏi khu vực cổ gáy, đau có thể lan xuống bả vai và làm tê mỏi cánh tay, ngón tay. Nếu không kịp thời khắc phục và điều trị, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bạn và để lại những hậ...
Đau vai gáy - bệnh thường nhật của nhân viên văn phòng
Đau vai gáy là một bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp, đặc biệt là với những người làm văn phòng phải thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động. Khi có dấu hiệu đau mỏi khu vực cổ gáy, đau có thể lan xuống bả vai và làm tê mỏi cánh tay, ngón tay. Nếu không kịp thời khắc phục và điều trị, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bạn và để lại những hậu quả khó lường.
Nguyên nhân đau vai gáy do đâu?
Đối với người làm văn phòng một ngày với 8 tiếng ngồi làm việc trên máy vi tính, khiến vùng cổ ít hoạt động hoặc hoạt động không có điểm tựạ. Do tính chất của công việc, nên có thể tình trạng ngồi lâu sẽ kéo dài hơn thế và tiếp diễn ở nhà. Như vậy cơ thể sẽ ở một tư thế nhất định trong thời gian dài, các cơ làm việc liên tục sẽ dẫn đến co cơ, đau mỏi. Đặc biệt là các cơ vùng cổ và bả vai sẽ phải hoạt động nhiều cùng với đôi tay, khi các cơ làm việc quá lâu, tư thế làm việc không đúng, không có thời gian nghỉ ngơi thư giãn cho cơ thể hồi phục. Nếu tình trạng này kéo dài các khối cơ không được thư giãn sẽ dẫn đến tình trạng đình công liên tục, cơ co nhiều, đau mỏi liên tục và người bệnh không thể tiếp tục công việc được.
Hội chứng đau vai gáy còn có thể do các nguyên nhân bệnh lý như: thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ.
Do hệ mạch máu giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy. Trường hợp này hay gặp phải ở những người tuổi trung niên trở đi.
Tư thế nằm ngủ bị sai và hoạt động cũng là yếu tố rất lớn ảnh hưởng đến vai gáy. Những người hay nằm nghiêng, hay những người hoạt động sai tư thế khiến cho lượng máu lưu thông kém, các tế bào bị thiếu oxy dẫn đến vùng vai gáy bị đau nhức.
Biểu hiện của đau vai gáy
Biều hiện rõ nhất của bệnh là vùng vai gáy bị đau và nhức mỏi, các cơn đau thường xuất hiện vào sáng sớm lúc ngủ dậy hoặc sau khi lao động nặng nhọc.
Đau tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ, khi thời tiết thay đổi ; giảm khi nghỉ ngơi.
Có cảm giác cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên khiến nó bị tê mỏi , cảm giác nặng nề và khó khăn trong vận động.
Cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, đau dây thân kinh ở 2 bên bả vai.
Ngoài ra, khi chỉ sờ nhẹ ngoài da vùng gáy hoặc chỉ ấn lướt rất nhẹ cũng tạo ra cảm giác đau một cách rõ ràng. Khi bị đau quá mức, các động tác đi lại nhẹ nhàng cũng ảnh hưởng và cũng gây đau.
Cách điều trị bệnh đau vai gái
Người bệnh có thể dùng các loại thuốc giảm đau chống viêm, hoặc cung cấp vitamin nhóm B cho cơ thể ,hay sử dụng cao gián theo chỉ định và hướng dẫn của bác sỹ. Bên cạnh việc dùng thuốc giảm đau, người bệnh có thể kết hợp với các biện pháp vật lý trị liệu như kéo dãn cột sống cổ, điện xung, châm cứu, xoa bóp chữa đau vai gáy hay ấn huyệt, massage...nhằm giảm cơn đau nhanh chóng.
Nếu bạn chỉ bị những cơn đau nhẹ, ngắn thì bạn có thể tự điều trị bằng cách dùng 2 tay xoa bóp vùng vai, cổ và gáy nhiều lần, có thể giúp bạn giảm đau nhanh chóng.
Cần hạn chế vận động, tạo khoảng thời gian để nghỉ ngơi. Đồng thời cần cung cấp cho cơ thể một số khoáng chất cho như canxi, các vitamin C, B, E. Song song với đó là thực hiện biện pháp massage giúp lưu thông và tăng cường máu đến các cơ, làm giảm các cơn đau.
Tránh căng thẳng và nên luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng hay động tác dưỡng sinh cho vùng cổ như ngửa đầu ra phía sau, cúi đầu về phía trước, nghiêng đầu qua phài, qua trái, xoay tròn đầu và cổ...giúp bạn ngăn ngừa và chữa đau mỏi vai gáy tốt hơn.
Lời khuyên cho người làm việc văn phòng bị đau vai gái
Khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế, không làm việc quá lâu tại cứ 30 phút nên dừng lại, đứng lên để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu.
Nhiều người có thói quen khi mỏi cổ thường bẻ cổ, lắc cổ cho kêu để hết mỏi cổ nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng.
Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp.