Dấu hiệu và triệu chứng gai đôi cột sống

Một trong những bệnh lý về cột sống thường gặp đó là gai đột cột sống. Bệnh được phát hiện chủ yếu là do dị tật bẩm sinh gây ra. Những cơn đau do bệnh gai đôi cột sống gây ra thường đau hơn các chứng bệnh về cột sống khác.

Dấu hiệu và triệu chứng gai đôi cột sống Dấu hiệu và triệu chứng gai đôi cột sống

Một trong những bệnh lý về cột sống thường gặp đó là gai đột cột sống. Bệnh được phát hiện chủ yếu là do dị tật bẩm sinh gây ra. Những cơn đau do bệnh gai đôi cột sống gây ra thường đau hơn các chứng bệnh về cột sống khác.

Bệnh gai đôi cột sống là gì?

Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm là bệnh gai cột sống và bệnh gai đôi cột sống. Để phân biệt 2 loại bệnh này thì chúng ta hãy xem qua định nghĩa:

Gai cột sống

Là tình trạng cột sống bị thoái hóa do gặp chấn thương, sinh hoạt sai tư thế hoặc xảy ra ở những người cao tuổi (lão hóa). Các xương khớp bị bào mòn dẫn đến việc hình thành những mỏm gai xương.

Gai đôi cột sống

Là chứng bệnh chủ yếu do di truyền và dị tật cột sống bẩm sinh khiến “bào thai ống thần kinh” và phần xương sống nằm phía trên phần dây sống không được đóng hoàn toàn.

Bệnh gai đôi cột sống được chia làm 3 loại:

Gai đôi cột sống ẩn

Là loại ít nguy hiểm nhất và cũng là loại nhiều người gặp nhất, không gây ra sự đau đớn hoặc khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Với loại này, phần xương cột sống không được đóng kín nhưng lỗ cột sống lại nhỏ khiến dây sống trong ống sống không trồi ra ngoài được.

vicare.vn-dau-hieu-va-trieu-chung-gai-doi-cot-song-body-1

Gai đôi cột sống có nang

Đây là loại gai đôi cột sống nguy hiểm nhất vì có khả năng cao khiến người bệnh mất hẳn 1 phần chức năng của cơ thể nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời, ngay cả phẫu thuật thành công cũng không thể phục hồi được chức năng cơ thể bị mất.

Thoát vị màng não

Nguy hiểm không kém gai đôi cột sống có nang – nếu bệnh nhân bị thoát vị màng não thì có khả năng cao sẽ gặp triệu chứng tê liệt hoàn toàn ở bàng quang và gây rối loạn chức năng đường tiêu hóa.

Khi người phụ nữ mang thai, để tránh cho thai nhi bị dị tật cột sống bẩm sinh, hầu hết thai phụ đều được bổ sung hoạt chất Acid Folic. Khi phát hiện bệnh nhân bị gai đôi cột sống, một số phương pháp chữa trị có thể được thực hiện như châm cứu, vật lý trị liệu, phẫu thuật, điều trị bảo tồn và dùng thuốc giảm đau.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

Trên thực tế, dấu hiệu và triệu chứng gai đôi cột sống trong thời gian đầu là không được rõ ràng, không có biểu hiện cụ thể, không có dấu hiệu đặc trưng và triệu chứng đặc thù. Những cơn đau gây ra có thể bị hiểu nhầm thành các loại bệnh về đau cột sống – đau lưng khác. Tuy nhiên, nếu bạn thấy vùng cột sống thắt lưng (L5) và vùng xương cụt (xương cùng – S1) bị đau thường xuyên thì có khả năng cao đó là do gai đôi cột sống gây ra.

Mặt khác, bệnh gai đôi cột sống cũng giống như bệnh gai cột ở điểm nếu bệnh đã phát triển, những cơn đau sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến các vận động thông thường như đứng lên, ngồi xuống, đi lại và kể cả là nằm ngủ.

Ngoài ra, một số triệu chứng có thể kể đến như:

- Đau và tê tay thường xuyên, cơn đau hay lan dần xuống chân.

- Cột sống bị biến dạng so với hình dạng ban đầu, có thể bị cong – vẹo sinh lý.

- Rối loạn dinh dưỡng, rối loạn cảm giác, rối loạn phản xạ - tuy nhiên 3 trường hợp này khá hiếm gặp.

- Trẻ em bị gai đôi cột sống có khả năng sẽ mắc phải tình trạng khó thở, khó nuốt, biếng ăn và chức năng vận động của tay bị suy giảm. Nếu bệnh tiến triển lên đến viêm mang não thì tính mạng của trẻ sẽ không được đảm bảo an toàn.

- Gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm.

vicare.vn-dau-hieu-va-trieu-chung-gai-doi-cot-song-body-2

Phương pháp hỗ trợ điều trị gai đôi cột sống

Phải nói trước rằng đây là một căn bệnh rất khó chữa, ngay cả phẫu thuật cũng không đem lại kết quả khả quan hơn. Người bệnh chỉ có thể hạn chế sự phát triển của bệnh cũng như hỗ trợ quá trình điều trị được tốt hơn bằng cách tuân thủ những điều sau:

- Chăm chỉ tập thể dục thể thao phù hợp với mức độ bệnh. Tốt nhất là tập Yoga, đi bộ nhẹ, tập những động tác bơi nhẹ...

- Tránh những động tác khiến gây tác động mạnh đến cột sống và nhất là khiến cột sống bị xoay, vặn... Việc bưng, bê vác vật nặng cũng nên được giảm thiểu vì có thể gây tổn thương cho cột sống.

- Hạn chế ăn những thực phẩm có nhiều dầu, mỡ, chất béo để giữ cân nặng hợp lý. Đông thời chăm chỉ bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày nhiều rau xanh (súp-lơ xanh chứa nhiều Acid Folic).

- Có thể sử dụng các loại sữa giúp bổ sung canxi kết hợp sử dụng một số loại thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Nên sử dụng muối I-ốt.

Qua bài viết, bạn đã có thể hình dung được dấu hiệu và triệu chứng gai đôi cột sống để có thể nhận biết được bệnh, nhờ đó có phương pháp chữa trị bệnh sớm và hiệu quả nhất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.