Đau bụng và sốt có phải triệu chứng ngộ độc thức ăn không?

Ngộ độc thức ăn, là bệnh truyền qua đường ăn uống, và là hậu quả của việc ăn thức ăn bị ô nhiễm. Các vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng là nguyên nhân phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm.

Đau bụng và sốt có phải triệu chứng ngộ độc thức ăn không? Đau bụng và sốt có phải triệu chứng ngộ độc thức ăn không?

Ngộ độc thức ăn, là bệnh truyền qua đường ăn uống, và là hậu quả của việc ăn thức ăn bị ô nhiễm. Các vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng là nguyên nhân phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm.

1. Ngộ độc thức ăn là gì?

Ngộ độc thức ăn, là bệnh truyền qua đường ăn uống, và là hậu quả của việc ăn thức ăn bị ô nhiễm. Các vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng là nguyên nhân phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm.

Thực phẩm có thể bị ô nhiễm tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình chế biến hay sản xuất. Ô nhiễm cũng có thể xảy ra tại nhà nếu thực phẩm được lưu trữ, xử lý không chính xác, không được nấu chín đúng cách. Mức độ tác hại phụ thuộc vào các chất gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, độ tuổi và sức khỏe của người tiêu thụ.

vicare.vn-dau-bung-va-sot-co-phai-trieu-chung-ngo-doc-thuc-an-khong-body-1

2. Các triệu chứng của ngộ độc thức ăn

Sau khi ăn hoặc uống một thực phẩm bị nhiễm độc, người bệnh có thể thấy đột ngột có những triệu chứng (thời gian sau khi ăn vài phút, vài giờ, hoặc có thể sau 1 ngày): buồn nôn và nôn luôn, có khi nôn ra lẫn máu, đau bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều lần (phân, nước tiểu có thể có máu) có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38 độ. Đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, các triệu chứng thường ở mức độ nặng.

Nếu bị nôn và đi ngoài nhiều lần sẽ dẫn đến mất nước, mất điện giải, thậm chí trụy tim mạch rất dễ dẫn đến sốc nhiễm khuẩn nếu nguyên nhân ngộ độc là do vi khuẩn gây nên. Vì thế cần rất lưu ý đến những dấu hiệu mất nước ở người bị ngộ độc mà biểu hiện rõ nhất là nôn nhiều trên 5 lần, đi ngoài phân lỏng trên 3 lần, sốt cao, khô miệng, khô môi, mắt trũng, có cảm giác khát nước (cần lưu ý ở người già bệnh nhân hay bị mất nước nặng nhưng lại không kêu khát nước do tuổi cao dẫn đến mất cảm giác khát);ngoài ra có thể có mạch nhanh, thở nhanh, mệt lả, đôi khi có co giật, nước tiểu ít, sẫm màu.

3. Đau bụng và sốt là triệu chứng của những bệnh gì?

Tùy từng vị trí của đau bụng mà có thể hướng đến các nguyên nhân bệnh lý khác nhau. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào tính chất của cơn đau và các triệu chứng khác kèm theo. Đau bụng và sốt là một trong những triệu chứng của Ngộ độc thức ăn. Tuy nhiên còn các bệnh lý khác cũng có thể gây ra những triệu chứng này. Sau đây là một số nguyên nhân đau bụng thường gặp chính phụ thuộc vào các vị trí và tính chất đau:

Vùng thượng vị và bụng trên

Thủng dạ dày gây ra hiện tượng:

  • Đau bụng dữ dội vùng thượng vị

  • Hiện tượng sốc, mạch nhanh, hốt hoảng, lo lắng, đi kèm một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn, bí đại tiện và trung tiện.

  • Khám bụng thấy cứng như gỗ, không di động theo nhịp thở

  • Chụp X-quang thấy hình liềm hơi trên gan và trên dạ dày

Cơn đau dạ dày cấp do loét hoặc viêm:

  • Đau nhiều ở vùng thượng vị, ngoài ra có thể kèm theo nôn ra nước chua và thức ăn

  • Thành bụng co cứng và gõ không mất vùng đục trước gan

  • Có những cơn đau diễn ra theo chu kỳ, xuất hiện vào giờ nhất định và liên quan đến các bữa ăn trong ngày, mùa nhất định.

Rối loạn vận động túi mật và đường mật:

  • Những cơn đau quặn gan điển hình từ hạ sườn phải và lan lên vai phải.

  • Không bị sốt, không có hiện tượng vàng da và vàng mắt

  • Thường gặp ở trẻ em

  • Khi ấn nhẹ vào vùng túi mật thì thấy có những cơn đau

vicare.vn-dau-bung-va-sot-co-phai-trieu-chung-ngo-doc-thuc-an-khong-body-2

Áp xe gan có những biểu hiện:

  • Đau ở vùng gan (hạ sườn Phải) lan sang ngực, không dám cử động mạnh và thở mạnh.

  • Có dấu hiệu nhiễm khuẩn (sốt, môi khô, lưỡi bẩn, tăng bạch cầu ...).

  • Gan to và đau

Sỏi mật kèm theo là những triệu chứng:

  • Cơn đau quặn gan khá điển hình

  • Sốt, vàng da

Viêm túi mật:

  • Đau vùng túi mật lan lên vai kèm theo hội chứng nhiễm khuẩn

  • Khám và ấn vào điểm túi mật thấy rất đau

Giun chui ống mật:

  • Đau đột ngột, dữ dội và lăn lộn, đặc biệt ở vùng thượng vị và hạ sườn phải khiến cho người bệnh phải nằm co người chổng mông hoặc dựng hai chân lên tường để bớt đau.

  • Khám thấy điểm sườn lưng và mũi ức của bệnh nhân rất đau.

  • Tiền sử người bệnh lâu không tẩy giun

Đau ở vùng hố chậu và bụng dưới

Viêm ruột thừa:

  • Đau âm ỉ vùng hố chậu phải.

  • Triệu chứng buồn nôn, nôn và bí đại và trung tiện, có khi đi ngoài phân lỏng..

  • Sốt, bạch cầu trong máu tăng

Đau bụng kinh: Đau xuất hiện ở vùng hạ vị hoặc ở hố chậu, cơn đau thường tương ứng với thời kỳ kinh nguyệt.

Viêm đại tràng cấp do amip: Thường đau ở vị trí hố chậu phải và trái, xuất hiện hội chứng kiết lị (đau bụng, mót rặn, đi ngoài phân nhầy có thể nhầy máu)

Để xác định chính xác nguyên nhân của Đau bụng và sốt người bệnh cần đến cơ sở y tế kịp thời để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán cũng như có phương hướng điều trị phù hợp.

vicare.vn-dau-bung-va-sot-co-phai-trieu-chung-ngo-doc-thuc-an-khong-body-3

4. Làm gì khi gặp người bị ngộ độc thực phẩm

Trước một người bị ngộ độc hoặc nghi bị ngộ độc đang còn tỉnh táo, người bên cạnh cần làm cho chất độc lẫn trong thức ăn vừa ăn vào bị đào thải ra ngoài càng nhanh càng tốt bằng cách dùng 2 ngón tay của chính bệnh nhân để ngoáy họng hoặc dùng một thìa nhỏ hay tăm bông đưa vào gốc lưỡi của bệnh nhân để gây phản xạ nôn.

Chú ý, khi bệnh nhân nôn cần để đầu cúi thấp hơn ngực, tránh trường hợp thức ăn nôn ra bị sặc vào phổi. Trừ trường hợp nếu biết chất độc là dầu hỏa, xăng hay hóa chất trừ sâu thì không được gây nôn vì gây nôn có thể sẽ làm bệnh nhân hít lại chất độc vào phổi hoặc lên cơn co giật khi đang được gây nôn.

Tại cơ sở y tế, nếu có điều kiện thì tiến hành rửa dạ dày cho bệnh nhân càng sớm càng tốt, chậm nhất là 4 - 6 giờ sau khi ăn phải thức ăn có chất độc (không rửa dạ dày nếu trạng thái bệnh nhân co giật, lơ mơ). Sau đó cho bệnh nhân uống than hoạt tính.

Tiếp đó cho bệnh nhân uống thuốc tẩy sunfat magnesium hoặc sorbitol để có thể tống chất độc còn lại trong ruột và than hoạt qua đường phân.

Sau khi cấp cứu tại chỗ, tùy vào tình trạng của bệnh nhân để có những xử trí tiếp theo như chuyển viện, chuyển khoa chống độc hoặc đưa vào khoa hồi sức.

Xem thêm:

  • 6 cách giải độc đơn giản khi bị ngộ độc thực phẩm
  • Ngộ độc thực phẩm là gì?