Cua rất tốt nhưng bà bầu không nên ăn canh cua?

Trong khi mang thai, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng để giúp thai nhi phát triển được bình thường. Một trong những món dinh dưỡng phải kể tới chính là cua đồng. Thế nhưng, “Bà bầu không nên ăn canh cua?” là thắc mắc mà hầu hết các mẹ đều quan tâm. HoiBenh sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Cua rất tốt nhưng bà bầu không nên ăn canh cua? Cua rất tốt nhưng bà bầu không nên ăn canh cua?

Trong khi mang thai, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng để giúp thai nhi phát triển được bình thường. Một trong những món dinh dưỡng phải kể tới chính là cua đồng. Thế nhưng, “Bà bầu không nên ăn canh cua?” là thắc mắc mà hầu hết các mẹ đều quan tâm. HoiBenh sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Cua đồng, giá trị dinh dưỡng tuyệt vời

ba-bau-khong-nen-an-canh-cua-ava1.jpg

Cua đồng thực sự là một món ăn rất bổ dưỡng và có tính giải nhiệt, ngon miệng vào những khi nắng nóng. Theo các chuyên gia, trong cua đồng có tới 74,4g nước, 3,3g lipid, 12,3g p5rotid, 2g glucid và 89g calo chỉ với 100gr. Hơn nữa, trong cua đồng còn có rất nhiều muối khoáng, vitamin, đặc biệt là canxi trong cua rất cao. Bởi vậy, cua đồng rất được nhiều chị em chọn mua để nấu canh bởi giá trị dinh dưỡng của nó không kém gì cua biển.

Bên cạnh đó, trong cua đồng còn có tới 430mg photpho và 5.040md canxi, 8 trên 10 loại axit amin... Trong cua đồng cũng chứa một lượng protid rất tốt cho sức khỏe con người thế nên giá trị dinh dưỡng của nó càng được coi trọng nhiều hơn.

Bà bầu không nên ăn canh cua dù cua rất tốt?

Cua đồng thường hay được nấu với các loại rau như: rau cải, rau ngót, rau đay, rau mồng tơi... hoặc cua đồng còn được sử dụng làm nguyên liệu khi ăn lẩu. Các món ăn từ cua đồng thường rất đa dạng và dễ ăn, kích thích được vị giác và các loại rau nấu kèm với cua cũng đều tốt cho bà bầu. Thế nhưng, dù rất tốt và giàu giá trị dinh dưỡng nhưng bà bầu không nên ăn canh cua?

Theo các bác sĩ và các chuyên gia về Đông y, trong cua đồng có chất khiến phá khối u, tống xuất khối cục tồn nên nếu ăn cua đồng lúc thai nhi còn nhỏ, chỉ là một cục khối thì dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Hơn nữa, xét về mặt Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc và hoạt huyết nên bàu bầu không nên ăn canh cua, dễ bị sảy thai. Nếu như muốn ăn canh cua, mẹ bầu phải ăn đúng thời điểm với một lượng vừa phải, thường là giữa thai kỳ là tốt nhất.
vicare.vn-cua-rat-tot-nhung-ba-bau-khong-nen-an-canh-cua-body-1

Giá trị của cua đồng đã được khẳng định thông qua những nghiên cứu. Thế nhưng không phải lúc nào cũng có thể ăn thường xuyên được mà cần phải có đúng thời điểm. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, cần có một chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu, trong đó có thể sử dụng cua đồng để bổ sung dưỡng chất. Các mẹ bầu chỉ cần lưu ý những điều sau khi ăn cua, nếu không sẽ dễ bị mất mạng:

  • Không nấu canh từ cua đã chết: Trong cua chết có những độc tố khiến người thường ăn vào còn bị đau bụng, có triệu chứng ngộ độc. Thế nên mẹ bầu phải hết sức cẩn thận để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
  • Không được ăn cua sống: Trong cua sống có những thành phần khiến cơ thể dễ mắc phải chứng bệnh trùng phổi.
  • Canh cua nấu trong ngày không nên ăn đi ăn lại: Bởi khi đó giá trị dinh dưỡng của cua đã hoàn toàn bị mất đi, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.
  • Không được uống trà hay ăn quả hồng gần với thời điểm ăn canh cua: Bởi khi kết hợp với nhau, chúng có thể gây ra những triệu chứng như lợm giọng, đau bụng, nôn mửa.
  • Với những người đã bị gout hay mới ốm dậy cũng không nên ăn canh cua đồng: Lúc này cơ thể của họ rất yếu, nếu dung nạp quá nhiều đạm sẽ khiến cơ thể trở nên quá tải và không tốt cho sức khỏe.

Như vậy, cua đồng dù rất tốt nhưng bà bầu không nên ăn cua trong những tháng đầu của thai kỳ. Những tháng sau của thai kỳ, bà bầu có thể ăn cua nhưng nên ăn với số lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều dễ dẫn đến những biến chứng không tốt cho thai nhi.