Có thuốc nào chữa khỏi chlamydia không?

Bệnh chlamydia được xem là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay do tốc độ lây lan nhanh và khả năng gây biến chứng cao. Với những người không may mắc bệnh này thì họ thường mang tâm trạng lo lắng, không biết có thuốc nào chữa khỏi được không? Vậy bệnh chlamydia có thuốc chữa khỏi hẳn được không?

Có thuốc nào chữa khỏi chlamydia không? Có thuốc nào chữa khỏi chlamydia không?

Chlamydia là bệnh gì?

Chlamydia là một dạng bệnh nhiễm trùng, con đường lây truyền của bệnh chủ yếu qua đường tình dục bởi do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra. Điều nguy hiểm là ở chỗ, nhiều người thường không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào của bệnh nên bệnh thường bị phát hiện muộn hoặc bỏ qua. Nếu có triệu chứng, các dấu hiệu thường gặp là đau bộ phận sinh dục và dịch tiết ra từ âm đạo hoặc dương vật. Bệnh chlamydia có khả năng gây những biến chứng nghiêm trọng như viêm cổ tử cung, hậu môn, niệu đạo, mắt và cổ họng.

Triệu chứng thường gặp

Khi bệnh ở giai đoạn đầu, hiếm khi có các dấu hiệu và triệu chứng. Một số triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Sốt nhẹ

vicare.vn-co-thuoc-nao-chua-khoi-chlamydia-khong-body-1

  • Sưng xung quanh âm đạo hoặc tinh hoàn
  • Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu
  • Đau bụng dưới
  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Tiết dịch từ dương vật
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục
  • Đau tinh hoàn

Những triệu chứng này sẽ xuất hiện trong 1 - 3 tuần sau khi bạn nhiễm bệnh. Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tới các bệnh viện và cơ sở y tế để được tư vấn và khám bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Vi khuẩn chlamydia trachomatis chính là nguyên nhân gây bệnh thông qua quan hệ tình dục bằng đường âm đạo, miệng và hậu môn. Nếu phụ nữ bị nhiễm vi khuẩn chlamydia khi đang mang thai thì em bé trong bụng cũng sẽ nhiễm bệnh và hậu quả có thể gây ra viêm phổi hoặc nhiễm trùng mắt nghiêm trọng cho bé. Bệnh chlamydia có điều trị một cách dễ dàng, nhưng quan trọng nhất là không được để sót hay bỏ qua. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, vi khuẩn chlamydia sẽ làm bạn khó có thai.

Những biến chứng có thể xảy ra

Ngoài vô sinh, bệnh chlamydia có thể gây ra các biến chứng khác cho bệnh nhân, chẳng hạn như:

  • Bệnh viêm vùng chậu (PID): PID xảy ra khi vi khuẩn lan truyền, làm lây nhiễm cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. PID có thể dẫn đến vô sinh, thai ngoài tử cung hoặc đau vùng chậu mạn tính.
  • Viêm bàng quang: tình trạng này xảy ra khi bàng quang bị viêm.

vicare.vn-co-thuoc-nao-chua-khoi-chlamydia-khong-body-2

  • Viêm tuyến tiền liệt: tình trạng này xảy ra khi tuyến tiền liệt bị sưng.
  • Hội chứng Reiter: Đây là một hội chứng bao gồm các triệu chứng điển hình như viêm khớp, mắt đỏ và các bất thường đường tiết niệu.

Một số bệnh nhiễm khuẩn khác mà người bệnh có thể mắc phải: bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến niêm mạc niệu đạo ở nam giới, niêm mạc trực tràng hoặc mắt.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh chlamydia?

Những yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh chlamydia gồm có:

  • Dưới 24 tuổi
  • Quan hệ tình dục với nhiều người
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Từng mắc bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác

Để giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh, bạn nên quan hệ tình dục an toàn và khám sức khỏe thường xuyên.

Có thuốc nào chữa khỏi chlamydia không?

Hiện nay, điều trị chlamydia bằng thuốc kháng sinh là một trong những phương pháp hàng đầu, được các chuyên gia đánh giá cao, đồng thời được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Những loại thuốc này khi vào cơ thể người bệnh sẽ có tác dụng ức chế sự phát triển của virus gây bệnh, làm giảm các triệu chứng do chlamydia gây ra, hạn chế tối đa tình trạng lây lan và viêm nhiễm, giảm đau, ngưng sưng tấy,...

Đây là căn bệnh do virus gây ra nên không thể điều trị “một sớm một chiều” mà cần có thời gian dài, điều này buộc người bệnh phải thật kiên trì thì mới mong đẩy lùi được căn bệnh.

Việc điều trị chlamydia là giống nhau ở cả nam và nữ. Đối với hầu hết các loại nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ kê kháng sinh với một liều uống duy nhất, đó là thuốc azithromycin. Azithromycin an toàn cho cả phụ nữ có thai.

Những người dị ứng với azithromycin (erythromycin) có thể uống một loại kháng sinh khác là doxycycline, nhưng thuốc này phải uống 2 lần một ngày và uống trong vòng 7 ngày. Doxycycline không được sử dụng cho phụ nữ có thai vì nó có nguy cơ gây hại cho sự phát triển của xương và răng của bào thai.

Một số người bị nhiễm chlamydia có thể cũng bị nhiễm cả lậu. Do đó, việc kiểm tra lậu cũng được làm đồng thời với việc kiểm tra chlamydia. Nếu bệnh nhân bị cả 2 bệnh này, việc điều trị sẽ cần phải bổ sung thêm.

Một số điều cần lưu ý

Phát hiện và điều trị sớm

Như đã nói trên, bệnh chlamydia sẽ không có một biểu hiện rõ ràng nhưng nếu thấy bạn thấy cơ thể mình xuất hiện những triệu chứng như dịch âm đạo ra bất thường, bị chảy máu khi chưa đến kỳ hành kinh, đau bụng dữ dội kèm theo sốt, mệt mỏi, đau buốt khi đi tiểu hay khi quan hệ tình dục, ngứa ngáy xung quanh vùng âm đạo ở nữ giới và những triệu chứng này cũng sẽ diễn ra tương tự ở nam giới thì HoiBenh khuyên bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế, phòng khám uy tín để thăm khám và chẩn đoán.

Nếu phát hiện ngay trong thời gian mới phát bệnh thì việc điều trị sẽ vô cùng dễ dàng, có thể chỉ sau vài tuần là bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Ngược lại, nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra.

Tuân thủ đúng phác đồ điều trị

Theo các chuyên gia, để điều trị dứt điểm căn bệnh này thì cần hội tụ đủ hai yếu tố. Nếu việc điều trị sớm là điều kiện cần thì tuân thủ đúng phác đồ điều trị là điều kiện đủ. Nếu bạn chữa trị sớm nhưng không thực hiện đúng những chỉ định của bác sĩ thì bệnh cũng có khó mà khỏi được.

Chính vì thế, trong quá trình điều trị, người bệnh nên cố gắng tuân thủ đúng kháng sinh đồ mà bác sĩ đã đưa ra, uống đúng thuốc, đúng liều, tuyệt đối không tự ý đổi thuốc hoặc ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Kiêng quan hệ tình dục

Người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục đến khi bệnh khỏi hẳn. Nếu bạn tình cũng mắc bệnh thì cần điều trị cho cả hai người để tránh tình trạng lây lan qua lại. Đến khi đã chữa trị dứt điểm, bạn cũng nên phòng tránh bằng cách mang bao cao su để đảm bảo không mắc bệnh một lần nữa.

Có lối sống lành mạnh

Đời sống tình dục lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ với gái mại dâm là cách để bạn phòng chống cũng như chữa trị căn bệnh hiệu quả.

Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, khoa học

Người bệnh nên bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản, chất xơ,... nhằm tăng cường sức đề kháng, giúp bệnh nhanh khỏi.

vicare.vn-co-thuoc-nao-chua-khoi-chlamydia-khong-body-3

Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác

Bạn không nên dùng chung các đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, thau, chậu, dao cạo râu với những người trong gia đình để tránh lây nhiễm cho họ. Sắm sửa và dùng riêng cũng là cách giữ vệ sinh sạch sẽ, giúp sức khỏe mau chóng bình phục.

Tập thể dục thể thao đều đặn

Bạn nên tăng cường rèn luyện thân thể bằng cách tập thể dục hoặc chơi một môn thể thao nào đó vì đây là cách giúp bạn nâng cao sức khỏe, có thể đẩy lùi sớm tình trạng bệnh.

Giữ tâm lý thật thoải mái

Trong quá trình điều trị, bạn không nên làm việc hoặc căng thẳng quá mức, thay vào đó nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu bạn bị stress hoặc suy nghĩ tiêu cực, sẽ tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh, đồng thời lây lan dẫn đến biến chứng nguy hiểm, lúc này bệnh chẳng những không được chữa khỏi mà còn nặng nề hơn.

Trương Thủy