Có thai uống thuốc kháng sinh Amoxicillin có ảnh hưởng gì không?

Khi mang thai, người mẹ và em bé trong bụng chia sẻ với nhau nhiều thứ, trong đó các loại thuốc mà bạn uống cũng có thể truyền qua thai. Tuy nhiên, ngoài các loại thuốc được khuyến cáo không được sử dụng thì phụ nữ mang thai vẫn có thể dùng một số loại kháng sinh như Amoxicillin để điều trị.

Có thai uống thuốc kháng sinh Amoxicillin có ảnh hưởng gì không? Có thai uống thuốc kháng sinh Amoxicillin có ảnh hưởng gì không?

Khi mang thai, người mẹ và em bé trong bụng chia sẻ với nhau nhiều thứ, trong đó các loại thuốc mà bạn uống cũng có thể truyền qua thai. Tuy nhiên, ngoài các loại thuốc được khuyến cáo không được sử dụng thì phụ nữ mang thai vẫn có thể dùng một số loại kháng sinh như Amoxicillin để điều trị.

Có thai uống thuốc kháng sinh Amoxicillin

Amoxicillin là loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị một số loại nhiễm khuẩn như: viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm da, viêm họng, viêm tai,... Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại trong cơ thể và làm giảm tình trạng nhiễm trùng.

Amoxicillin là loại kháng sinh thuộc nhóm penicillin an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Dùng thuốc theo đường uống và tiêm đều không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, Amoxicillin là thuốc được kê theo đơn của bác sĩ và không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định.

vicare.vn-co-thai-uong-thuoc-khang-sinh-amoxicillin-body-1

Nguy cơ có thể xảy ra của Amoxicillin lên thai kỳ

Thuốc Amoxicillin sẽ giúp người mẹ giảm bớt triệu chứng ảnh hưởng từ bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ liều hoặc ngưng dùng thuốc khi cảm thấy cơ thể khá lên, đảm bảo điều trị đúng và đủ liều. Nếu bạn không uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tình trạng nhiễm trùng có thể tái phát và kháng thuốc Amoxicillin. Điều này có nghĩa loại thuốc này không có tác dụng khi bạn sử dụng để điều trị một số tình trạng tương tự nếu sau này mắc phải.

Một số tác dụng phụ của Amoxicillin

  • Nôn mửa.

  • Bụng khó chịu.

  • Tiêu chảy.

  • Đau dạ dày.

  • Ngứa âm đạo, tiết dịch.

  • Đau đầu.

  • Lưỡi sưng, có màu đen,...

Nếu thuốc bụng khó chịu, bạn có thể khắc phục bằng cách dùng thuốc với bữa ăn và uống nhiều nước khi uống thuốc.

Một số trường hợp, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như

  • Phản ứng dị ứng.

  • Tiêu chảy có máu hoặc tiêu chảy toàn nước.

  • Thiếu năng lượng, mệt mỏi.

  • Bầm tím hoặc chảy máu bất thường trên cơ thể.

  • Co giật.

  • Mệt mỏi bất thường.

  • Vàng mắt hoặc vàng da.

Đối với những tác dụng phụ này, bạn nên ngưng thuốc và đến gặp bác sĩ để được tư vấn, kê loại thuốc kháng sinh khác thay thế để điều trị tình trạng này.

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh Amoxicillin ở phụ nữ mang thai

  • Phụ nữ mang thai uống quá nhiều kháng sinh, kể cả những loại kháng sinh được coi là an toàn với thai kỳ cũng có thể gây hại cho cơ thể và em bé.

  • Thuốc được uống sau 8 đến 12 giờ. Tuy nhiên liều lượng này dựa trên tình trạng sức khỏe của mỗi người và khả năng đáp ứng điều trị.

  • Uống thuốc đúng, đủ liều, không quá lạm dụng thuốc.

  • Nói với bác sĩ về các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng nhằm tránh sự tương tác thuốc gây nguy hiểm cho sức khỏe.

  • Thuốc kháng sinh đạt hiệu quả tốt nhất khi nồng độ thuốc trong cơ thể được giữ ở mức ổn định. Do vậy, hãy uống thuốc theo khoảng cách đều nhau và cố định thời điểm này mỗi ngày.

  • Gọi điện cho bác sĩ tư vấn nếu bạn không khá hơn sau khi kết thúc quá trình điều trị.

  • Không uống Amoxicillin nếu bạn dị ứng với Amoxicillin, penicillin, kháng sinh nhóm cephalosporin như cefazolin, cefaclor và cephalexin.

vicare.vn-co-thai-uong-thuoc-khang-sinh-amoxicillin-body-2

Thuốc Amoxicillin là loại thuốc lành tính đối với phụ nữ có thai, giúp điều trị một số bệnh mà không ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Tuy nhiên, bạn cũng nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để thuốc phát huy tốt tác dụng và không phản thuốc.

Những thông tin trên HoiBenh đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về loại thuốc kháng sinh Amoxicillin dùng cho phụ nữ mang thai. Nếu còn những thắc mắc, hãy liên hệ với các bác sĩ tại đây để được giải đáp.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ phát hiện bất thường ở thai nhi

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

vicare.vn-co-thai-uong-thuoc-khang-sinh-amoxicillin-body-3

Hiện HoiBenh Home cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá của các gói xét nghiệm Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Có thai uống thuốc kháng sinh có sao không?
  • Thai phụ bị viêm mũi dị ứng có được dùng thuốc kháng sinh không?