Có phải nhịn ăn khi đi khám phụ khoa hay không?
Đối với mỗi chị em phụ nữ, đi khám phụ khoa là rất cần thiết và quan trọng. Nó sẽ giúp các chị em phát hiện ra được những dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục của mình, nhờ đó có thể tìm ra những phương pháp hỗ trợ sức khỏe kịp thời. Thế nhưng, nhiều chị em thắc mắc, không biết có phải nhịn ăn khi đi khám phụ khoa?
Có phải nhịn ăn khi đi khám phụ khoa hay không?
HoiBenh sẽ giúp các chị em tìm hiểu rõ hơn.
Hiểu nôm na như thế này, phụ khoa là thuật ngữ mà y học dùng để chỉ các bộ phận thuộc cơ quan sinh dục nữ như: âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vùng chậu, phần phụ (vòi trứng, buồng trứng)... Thông qua khám phụ khoa, chị em sẽ phát hiện được có dấu hiệu nào bất thường xung quanh những bộ phận này hay không, có cần phải điều trị gì hay không. Nhờ thế mà chị em có thể bảo vệ được sức khỏe sinh sản của mình.
Theo đúng quy trình khám phụ khoa, chị em cần thực hiện những bước sau
Chị em cần chuẩn bị thật tốt tâm lý, vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ và không quan hệ tình dục trước khi đi khám. Đồng thời, chị em phải chắc chắn rằng mình đã sạch kinh nguyệt ít nhất được 3 ngày và không nên đi khám nếu như đang ở trong thời kỳ kinh nguyệt.
Trong khi thăm khám, chị em cần:
Bước 1: Nói rõ cho bác sĩ biết về những lý do mà chị em phải đến khám phụ khoa. Nếu có tiền sử bị phụ khoa, tiền sử bệnh tật nói chung thì chị em cũng nên nói rõ với bác sĩ để bác sĩ biết mà thăm khám. Các triệu chứng mà chị em cần nói với bác sĩ như: vị trí xuất hiện, biểu hiện của bệnh là ở đâu? Thời gian xuất hiện triệu chứng là bao lâu? Đặc điểm của triệu chứng là như thế nào? Người bệnh đã khắc phục bằng thuốc hay chưa? Những triệu chứng khác là gì?...
Bước 2: Các bác sĩ sẽ tiến hành khám toàn bộ vùng bụng để phát hiện xem chị em có vết sẹo phẫu thuật nào không (đối với những chị em đã từng làm phẫu thuật vùng bụng), dịch cổ chướng, tuần hoàn bàng hệ (đối với những bệnh nhân từng có bệnh lý về gan, mật). Tiếp đó, các bác sĩ sẽ khám xem vùng bụng có khối u hay không. Nếu có thì khối u đó có kích thước ra sao, mật độ như thế nào, có di động không, có đau không... Nếu như chị em nào có vết loét vùng bẹn, các bác sĩ sẽ nắn sờ cả hai bên bẹn để xác định hạch, khối u hay dấu hiệu sưng.
Trước khi làm những bước khám như trên, các chị em chắc hẳn sẽ thắc mắc xem có phải nhịn ăn khi đi khám phụ khoa hay không? Thực tế là không cần, nếu như chị em không có nhu cầu lấy máu xét nghiệm thì không cần phải nhịn.
Bước 3: Các bác sĩ sẽ tiến hành khám bộ phận sinh dục ngoài, bao gồm: kiểm tra vùng mu, âm vật và tầng sinh môn, sẽ cho tiến hành xét nghiệm dịch âm đạo nếu phát hiện viêm nhiễm; kiểm tra độ sa của thành trước và sau của âm đạo; kiểm tra xem tầng sinh môn có sẹo hay trầy da hay không.
Bước 4: Bác sĩ sẽ tiến hành khám bộ phận sinh dục trong. Các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ khám phụ khoa gọi là mỏ vịt vào trong âm đạo để quan sát các thành âm đạo, quan sát các thành cổ tử cung, lỗ tử cung xem có tổn thương hay không; lấy tế bào cổ tử cung để làm xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung; lấy dịch, nhầy để làm xét nghiệm vi khuẩn, virus nếu như chị em dễ bị chảy máu vùng này.
Bước 5: Đây là bước làm các xét nghiệm cận lâm sàng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của người bệnh mà các bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm dịch âm đạo, tế bào, vi khuẩn, ký sinh trùng, nội tiết tố, chiếu chụp X-quang, xét nghiệm máu.
Sau khi thăm khám và có kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ thông báo và giải thích với các chị em về kết quả khám bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn, hỗ trợ điều trị và lên lịch khám lại cho các chị em.
Như vậy, có phải nhịn ăn khi đi khám phụ khoa hay không thì câu trả lời là “không”. Nếu như chị em chỉ đi khám thông thường thì nó là không cần thiết. Nhưng nếu chị em xác định làm xét nghiệm máu để tìm ra bệnh lý thì điều này là yêu cầu tối thiểu mà chị em cần thực hiện.
Xem thêm:
- Chi phí khám phụ khoa và những lưu ý khi đi khám phụ khoa
- Những chú ý khi chọn phòng khám phụ khoa