Có nên tiêm phòng cúm khi mang thai?

Một nghiên cứu được thực hiện qua 9 mùa cúm cho thấy tiêm chủng ngừa cúm giúp cả mẹ và bé giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Có nên tiêm phòng cúm khi mang thai? Có nên tiêm phòng cúm khi mang thai?

Phụ nữ mang thai có thể chăm sóc sức khỏe thai nhi bằng nhiều cách như ăn uống hợp lý và tập thể dục; không hút thuốc lá hoặc uống rượu trong khi mang thai; sử dụng dịch vụ chăm sóc thường xuyên trước khi sinh. Một nghiên cứu mới đây cho biết, tiêm phòng cúm cũng được thêm vào danh sách này.

Tiến sĩ Julie Shakib, trợ lý giáo sư khoa nhi tại Đại học Utah và là tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ: "Chúng tôi biết tiêm phòng cúm có lợi ích với mẹ bầu nhưng đến nay tôi khẳng định nó có lợi cho cả em bé. Vì vậy, tất cả chúng ta phải đảm bảo rằng tất cả mọi người hiểu được thông điệp này."

cum

Tiêm phòng cúm có lợi cho mẹ và bé

Bảo vệ trẻ sơ sinh

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics, các nhà nghiên cứu sử dụng các hồ sơ y tế để xem có bao nhiêu trẻ sơ sinh mắc bệnh cúm hoặc các triệu chứng giống như cúm trong thời gian sáu tháng đầu. Các nhà nghiên cứu đã so sánh sức khỏe của trẻ sinh từ những người mẹ đã tiêm vắc xin cúm khi mang thai với những phụ nữ không thực hiện điều này. 70% trẻ sinh ra từ người mẹ đã tiêm phòng cúm ít có khả năng bị cúm trong 6 tháng đầu. 81% ít có khả năng phải nhập viện.

Một thử nghiệm ngẫu nhiên năm 2014 được công bố trên Tạp chí Y học New England tìm thấy lợi ích từ vắc xin ngừa cúm tương tự cho trẻ sơ sinh.

Một nghiên cứu mới đây thực hiện một số lượng lớn trẻ hơn so với nghiên cứu trước đây. Đó là 249.387 trẻ sinh ra từ 245.386 phụ nữ ở Utah và Idaho. Shakib nói: "Quy mô của nghiên cứu này làm tăng sức thuyết phục của việc tiêm chủng ngừa cúm khi mang thai để bảo vệ chính người mẹ và bé trong khi mang thai và em bé trong sáu tháng đầu.”

Mẹ bầu có nguy cơ mắc cúm cao trong thai kỳ

Hiện nay, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ cần được chích ngừa cúm trong thai kỳ. "Cúm có thể là một nhiễm trùng nghiêm trọng, trong thai kỳ khi hệ thống miễn dịch không hoạt động tốt, nó có thể gây ra nhiều biến chứng cho thai nhi", Jonathan Schaffir, phó giáo sư khoa sản và phụ khoa tại Đại học Y Ohio cho biết.

cum

Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm phổi hoặc các vấn đề hô hấp nghiêm trọng với người mẹ khi mang thai hoặc tử vong vì biến chứng do cúm.

Những điều này cũng có thể trực tiếp ảnh hưởng đến em bé. Schaffir nói: "Nếu mẹ bầu đang có triệu chứng khó thở do cảm cúm hoặc viêm phổi, thai nhi có thể không nhận đủ oxy, dẫn đến chấn thương hoặc sảy thai. Những phụ nữ đã được tiêm phòng cúm có một số khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật cho con thông qua nhau thai trước khi sinh hoặc qua sữa mẹ sau khi sinh. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh dưới sáu tháng, vì hệ thống miễn dịch của bé vẫn đang phát triển.”

Trong nghiên cứu nhi khoa, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong suốt 9 mùa cúm, chỉ có 10% phụ nữ mang thai đã tiêm chủng ngừa bệnh cúm. Shakib nói: "Lý tưởng nhất là chúng tôi muốn 100% phụ nữ được chủng ngừa cúm trong thai kỳ".

Shakib chia sẻ: "Việc cần thiết là giáo dục nhận thức nhằm đẩy cao tầm quan trọng của thuốc chủng ngừa cúm khi mang thai. Điều này cũng có nghĩa là giải quyết mối quan tâm của phụ nữ về sự an toàn của vắc-xin cúm.”

Tiến sĩ Diana Ramos, bác sĩ khoa sản và phụ khoa cho biết: "Thường thì bệnh nhân không muốn chích ngừa vì họ lo sợ cho sự an toàn của em bé. Họ không biết có bao nhiêu thành phần của thuốc chủng sẽ ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến thai nhi.”

Giải quyết mối quan tâm của phụ nữ

Một thành phần thuốc thường làm tăng mối lo ngại của các bà mẹ đó là thimerosal, một chất bảo quản thủy ngân có trong vaccine. Hợp chất này bị nghi ngờ là có thể dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ em, mặc dù đến nay không có bằng chứng chứng minh điều đó.

vac xin

Schaffir nói: "Lượng nhỏ thimerosal trong vắc-xin chưa được chứng minh là có bất kỳ tác dụng phụ nào ở phụ nữ mang thai. Nhìn chung, những rủi ro của bệnh cúm với phụ nữ đang mang thai và thai nhi lớn hơn bất kỳ nguy cơ nào của thuốc.”

Ngoài việc được tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi mang thai, các bà mẹ có thể thực hiện các bước khác để giảm nguy cơ nhiễm cúm với trẻ sơ sinh như rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người bị cúm hoặc các bệnh đường hô hấp khá c và không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng trẻ mà không rửa tay.

Vitamin D cũng được khuyến cáo là một biện pháp thay thế cho vắc-xin cúm. Một nghiên cứu gần đây tìm thấy tác dụng của vitamin D, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để biết vitamin D có thể thực sự bảo vệ mẹ và bé khỏi bệnh cúm hay không.

Nguồn: Healthline