Có nên thụ tinh trong ống nghiệm để sinh đôi hay không?
Thụ tinh nhân tạo để sinh đôi là mong muốn của những cặp vợ chồng hiếm muộn, hay cả cả những cặp vợ chồng có thể sinh con tự nhiên nhưng muốn sinh đôi. Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có thể làm tăng nguy cơ cao sinh đôi trên toàn thế giới. Tuy nhiên nên thụ tinh trong ống nghiệm để sinh đôi cũng đặt ra nhiều nguy cơ cho mẹ và em bé mới sinh.
Có nên thụ tinh trong ống nghiệm để sinh đôi hay không?
Thụ tinh nhân tạo để sinh đôi là mong muốn của những cặp vợ chồng hiếm muộn, hay cả cả những cặp vợ chồng có thể sinh con tự nhiên nhưng muốn sinh đôi. Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có thể làm tăng khả năng sinh đôi trên toàn thế giới. Tuy nhiên thụ tinh trong ống nghiệm để sinh đôi cũng đặt ra nhiều nguy cơ cho mẹ và em bé mới sinh.
Tìm hiểu về thụ tinh trong ống nghiệm để sinh đôi
Không phải ai cũng rõ thụ tinh trong ống nghiệm là như thế nào. Thực chất thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là 1 trong hai phương pháp của thụ tinh nhân tạo. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp lấy trứng và tinh trùng cho thụ tinh với nhau để tạo thành phôi. Nhưng quá trình này được làm trong ống nghiệm mà không phải trong tử cung người phụ nữ. Phôi thai được nuôi cho phát triển thành 1 số tế bào (nuôi trong khoảng 35 tới 60 giờ), sau đó được cấy vào tử cung của người phụ nữ.
Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật được điều trị ngoại trú, mỗi đợt kéo dài khoảng tầm 2 tuần. Kỹ thuật này tương đối đơn giản, an toàn và ít biến chứng. Hai biến chứng thường hay gặp nhất là hội chứng quá kích buồng trứng và đa thai. Với sự phát triển của nhiều phương pháp điều trị, tỷ lệ bị quá kích buồng trứng vừa và nặng hiện nay là rất thấp. Tỷ lệ biến chứng đa thai sẽ cao hơn, tùy theo số phôi được chuyển vào buồng tử cung. Có nhiều trường hợp mang thai 3 và thai 4.
Trước đây do hệ thống nuôi cấy phôi chưa đạt được hiệu quả cao, các phương pháp chọn lựa phôi chưa có nhiều phát triển, tỷ lệ phôi phát triển thành thai thấp. Các trung tâm hỗ trợ sinh sản cũng có khuynh hướng chuyển nhiều phôi vào trong buồng tử cung trong mỗi chu kỳ, nhằm tối ưu khả năng có thai, trung bình là ba phôi.
Những ca tiên lượng khó, phôi không tốt và khả năng có thai thấp, có thể chuyển tới 4-5 phôi. Việc này giúp tăng tỷ lệ có thai nhưng làm tăng đáng kể tỷ lệ đa thai. Gần đây nhiều tiến bộ trong hệ thống nuôi cấy phôi đã được áp dụng, giúp cho phôi phát triển tốt hơn, đồng thời khả năng phát triển và làm tổ sau khi cấy vào buồng tử cung cũng cao do đó tỷ lệ đậu thai cao hơn.
Phụ nữ sinh đôi phải trải qua nhiều vất vả, kèm theo đó là các nguy cơ cho sức khỏe của mẹ và bé cũng sẽ tăng lên. Đó chính là lý do vì sao, đa số các trường hợp nếu có thể thụ thai tự nhiên, mà muốn thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm để sinh đôi, sẽ không được nhiều bác sĩ khuyến khích và chấp thuận.
Thụ tinh trong ống nghiệm để sinh đôi: Có nên không?
Nếu có mục đích thụ tinh trong ống nghiệm để sinh đôi, dưới đây là khó khăn mà mẹ khi sinh đôi cần phải đối mặt:
Nguy cơ sinh non và sinh thiếu tháng
Thực tế, hầu hết bà mẹ sinh đôi đều phải vượt cạn ở tuần 36 - 37, thậm chí là sớm hơn. Trường hợp sinh non (trước 32 tuần), ngoài các vấn đề nhẹ cân, 2 bé sinh đôi có thể gặp khó khăn với vấn đề hô hấp.
Chính vì thế, đặc biệt ở phụ nữ mang song thai, cần hạn chế vận động mạnh, khám thai mỗi tuần 1 lần ở những tuần cuối, hoặc khi có bất kỳ bất thường nào là việc cần phải lưu ý.
Đa số phải sinh mổ
Tỷ lệ 2 ngôi thai ngược nhau trong bụng mẹ ở các cặp sinh đôi là điều rất phổ biến. Bên cạnh đó, nhiều cặp sinh đôi có người mẹ bị vô sinh hiếm muộn, và áp dụng thụ tinh trong ống nghiệm hay thụ tinh nhân tạo - có nghĩa là người mẹ vốn đã gặp phải khó khăn trong chuyện sinh nở tự nhiên. Do đó, tỷ lệ sinh mổ ở các ca sinh đôi là rất lớn, chiếm đến 80%.
Tăng cân một cách chóng mặt
Để đủ dinh dưỡng cho hai mầm sống đang ngày một lớn dần, người mẹ sinh đôi cần nạp nhiều năng lượng hơn người mẹ mang 1 thai trung bình 500 kcal/ngày. Từ đó, mức cân nặng trước khi sinh ở mẹ sinh đôi thường cách cách xa so với lúc chưa mang thai. Việc tăng cân quá nhanh và nhiều này khiến cho mẹ bầu cảm thấy nặng nề, tăng áp lực lên các khớp gây ra đau nhức, đồng thời tình trạng rạn da sẽ dễ xảy ra. Mẹ sinh đôi cũng sẽ khó lấy lại vóc dáng hơn sau sinh hơn.
Ốm nghén trầm trọng hơn
Khi mang song thai, lượng hormone gonadotropin ở mẹ sẽ tăng cao hơn, dẫn tới mẹ bầu thường xuyên có cảm giác bị buồn nôn. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu tới tâm trạng, sức khỏe của mẹ mà còn khiến cho vấn đề dinh dưỡng thai kỳ dễ dẫn tới thiếu hụt. Ngoài ra, mẹ sinh đôi còn thường than phiền về tình trạng đau lưng, ợ nóng, khó ngủ đi tiểu đêm nhiều hơn so với các mẹ mang thai đơn.
Dễ bị phù hơn
Khi sinh đôi, tử cung phải giãn to hơn, chèn ép lên tuần hoàn của chi dưới. Do đó, mẹ bầu sinh đôi có nguy cơ bị phù sớm hơn. Tử cung sẽ to nhanh còn khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó thở hơn.
Nguy cơ tiểu đường và tiền sản giật cao
Đây là 1 trong những hệ quả của việc tăng cân nhiều ở các bà mẹ mang đa thai. Tiền sản giật là 1 biến chứng rất nguy hiểm và đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé. Vì thế, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý và kiểm soát cân nặng, đường huyết bằng việc thực hiện theo dõi sức khỏe thai kỳ chặt chẽ, có 1 chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp theo như hướng dẫn của bác sĩ.
Biến chứng thường dễ gặp phải của cặp sinh đôi
- Sảy thai 1 hoặc 2 thai.
- Sinh non.
- Cặp sinh đôi dính liền nhau.
- Nhỏ so với tuổi thai hoặc là chậm tăng trưởng trong tử cung.
- Nguy cơ mổ lấy thai cao.
- 15% trường hợp bị hội chứng truyền máu sinh đôi: xảy ra khi 1 thai nhi lớn hơn khác thường do có 1 chia sẻ không đều của dòng máu giữa cặp sinh đôi.
- Dây rốn quấn cổ.
Mặc dù tỷ lệ thành công của việc thụ tinh trong ống nghiệm để sinh đôi đang tăng lên, nhưng điều quan trọng nhất là các cặp đôi cần phải cân nhắc về các khó khăn mà người phụ nữ sinh đôi phải trải qua. Chính vì vậy, trước khi quyết định nên tiến hành thụ trong ống nghiệm để sinh đôi hay không, bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn mà còn ảnh hưởng tới sự an toàn của trẻ.
Xem thêm:
- Quy trình thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
- Ăn gì tốt cho quá trình thụ tinh trong ống nghiệm?
- Hiểu rõ từ A đến Z về phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm