Chuyên gia nói gì về clip thầy lang "bóp ti" phụ nữ điều trị bệnh
“Theo Y học cổ truyền cho rằng, bên cạnh việc dùng thuốc để phòng, chữa bệnh thì các biện pháp không dùng thuốc như xoa bóp, bấm huyệt có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, trên cơ thể, có một vị trí nhạy cảm ở phụ nữ thầy thuốc nam không nên là người chữa trị”.
Chuyên gia nói gì về clip thầy lang "bóp ti" phụ nữ điều trị bệnh
“Theo Y học cổ truyền cho rằng, bên cạnh việc dùng thuốc để phòng, điều trị bệnh thì các biện pháp không dùng thuốc như xoa bóp, bấm huyệt có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, trên cơ thể, có một vị trí nhạy cảm ở phụ nữ thầy thuốc nam không nên là người điều trị”.
Mới đây, trên mạng xã hội đăng tải một clip nói về việc thầy lang điều trị bệnh bằng cách xoa ngực một người phụ nữ. Đoạn clip có thời lượng 10s thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đặc biệt, nhiều thắc mắc, luồng ý kiến trái chiều xung quanh video này.
Chưa hiểu rõ xoa bóp để điều trị bệnh gì nhưng nhiều người tỏ ra quan ngại về phương pháp điều trị bệnh không có cơ sở khoa học, thậm chí có phần phản cảm. Trong clip là hình ảnh một ông thầy lang đang tiến hành xoa ngực người phụ nữ. Xung quanh có nhiều người chứng kiến.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Hà Nội cho biết: “Có nhiều năm nghiên cứu nhưng tôi chưa biết đến phương pháp xoa ngực điều trị bệnh như clip trên.
Theo Y học cổ truyền cho rằng, bên cạnh việc dùng thuốc để phòng, điều trị bệnh thì các biện pháp không dùng thuốc như xoa bóp, bấm huyệt có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, trên cơ thể người, có một vị trí nhạy cảm ở phụ nữ thầy thuốc nam không nên là người điều trị.
Trong Y học có một số bệnh ở những vị trí như vùng kín và các vị trí nhạy cảm của chị em thì mặc định cho bác sỹ nữ khám và điều trị. Ông giải thích, đó vừa là vấn đề đạo đức trong y học và tạo ra tâm lý thoải mái giữa người bệnh và bác sỹ”.
Ông cho biết thêm, xoa bóp là một loại kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt và các cơ quan cảm thụ của da và cơ, gây nên những thay đổi về thần kinh thể dịch, nội tiết, từ đó ảnh hưởng đến toàn thân.
Xoa bóp gáy, lưng, vai có thể gây nên thay đổi ở cơ quan do thần kinh thực vật ở cổ chi phối và các cơ quan do trung khu thực vật cao cấp ở chất xám não thất III chi phối, do đó có thể dùng để điều trị bệnh ở mũi họng.
Xoa bóp có tác dụng làm tăng năng lực làm việc, sức bền bỉ của cơ và phục hồi sức khoẻ cho cơ nhanh hơn khi không xoa bóp.
Khi cơ làm việc quá căng, gây phù nề co cứng và đau, xoa bóp có thể giải quyết tốt các chứng này. Đồng thời cũng có khả năng tăng tính co dãn, tính hoạt động của gân, dây chằng, thúc đẩy việc tiết dịch ở khớp và tuần hoàn quanh khớp. Nó còn có thể dùng để điều trị bệnh khớp.
Thực tế, chỉ có xoa ngực để làm tăng kích cỡ vòng 1, việc xoa bóp ngực cũng giúp ngực săn chắc hơn, điều trị bệnh thì chưa có khoa học nào chứng minh.
Tuy nhiên, phương pháp tốt hơn vẫn là thay đổi chế độ ăn, đặc biệt là ăn nhiều các thực phẩm làm tăng nội tiết tố nữ estrogen. Bởi vì, nội tiết tố nữ kém không chỉ là nguyên nhân khiến kinh nguyệt rối loạn mà còn khiến bầu ngực " lép".
Theo Báo Gia đình & Xã hội