Chụp CT để làm gì? Khi nào cần phải chụp CT
Chụp CT được xem là một thành tựu y học trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, phương pháp này có thể hỗ trợ bác sĩ một phần rất quan trọng trong việc chẩn đoán cũng như điều trị bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ chụp CT là gì, chụp CT để làm gì hay khi nào cần chụp CT? Cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Chụp CT để làm gì? Khi nào cần phải chụp CT
Chụp CT được xem là một thành tựu y học trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, phương pháp này có thể hỗ trợ bác sĩ một phần rất quan trọng trong việc chẩn đoán cũng như điều trị bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ chụp CT là gì, chụp CT để làm gì hay khi nào cần chụp CT? Cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Chụp CT là gì?
- Chụp CT hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật dùng nhiều tia X khảo sát một vị trí bất kỳ trên cơ thể theo lát cắt ngang, kết hợp với máy tính xử lý để tạo nên những hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận cần chụp, cho phép bác sĩ quan sát được bên trong mà không cần phải tiến hành mổ. Đây chính là điểm vượt trội của phương pháp chụp CT.
- Kỹ thuật chụp CT là giải pháp chẩn đoán giúp cung cấp hình ảnh chi tiết hơn so với chụp x-quang, được đánh giá rất cao trong y học vì thời gian thực hiện nhanh và mang lại kết quả với độ chính xác cao.
2. Chụp CT để làm gì?
Theo như các chuyên gia thì chụp CT giúp mang lại hình ảnh chi tiết và rõ nét của các bộ phận được chụp, cụ thể chụp CT có thể giúp bác sĩ:
- Phát hiện nội thương, chảy máu trong, các khối máu tụ tập..
- Xác định vị trí của khối u, nhiễm trùng hay các cục máu đông.
- Phát hiện hoặc theo dõi các bệnh lý về ung thư, bệnh tim.
- Kiểm tra hiệu quả quá trình điều trị ( đặc biệt với bệnh nhân ung thư).
- Hỗ trợ trước khi thực hiện phẫu thuật, sinh thiết hay xạ trị cho bệnh nhân.
- Chẩn đoán các rối loạn ở cơ và xương ( tìm các khối u hay gãy xương..)
- Giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tiến triển của bệnh để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
3. Khi nào cần chụp CT?
Việc khi nào thì bệnh nhân cần thực hiện chụp CT thì cần có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định chụp CT scan khi nghi ngờ bệnh nhân mắc các bệnh lý sau:
- CT scan sọ não: khi bệnh nhân gặp phải các chấn thương não, tai biến mạch máu não, động kinh, co giật, viêm màng não, sa sút trí tuệ, áp xe não...
- CT scan đầu mặt cổ: chấn thương vùng đầu mặt cổ, u vùng đầu mặt cổ, áp xe mô mềm vùng cổ, các bệnh lý về xoang và hốc mũi, dị vật đường ăn hoặc đường hô hấp...
- CT scan cột sống: khi bệnh nhân chấn thương cột sống, bất thường cột sống bẩm sinh ( gù, vẹo hay dính đốt cột sống...), bệnh nhiễm trùng như lao cột sống, áp xe mô mềm cạnh sống, hội chứng chèn ép tủy; di căn xương...
- CT scan phổi và lồng ngực: u phổi, bệnh lý màng phổi ( tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, u màng phổi, ổ cặn màng phổi), các nhiễm trùng phổi ( lao phổi, viêm phổi, áp xe phổi, nấm phổi...), giãn phế quản hay các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; các chấn thương ngực, thuyên tắc tĩnh mạch phổi.
- CT scan xương khớp: chấn thương xương, viêm xương, u xương, di căn xương, bất thường xương bẩm sinh, lao xương...
4. Vì sao nên lựa chọn phương pháp chụp CT?
So với phương pháp chụp x-quang hay MRI (chụp cộng hưởng từ) thì chụp CT vẫn được đánh giá cao vì chúng mang những ưu điểm nổi bật sau:
- Giúp khảo sát một bộ phận bất kỳ một cách bao quát và rõ nét hơn nhiều so với phương pháp chụp x-quang thông thường.
- Cung cấp được hình ảnh chẩn đoán chính xác và nhanh chóng, rất ý nghĩa trong trường hợp bệnh nhân đang bệnh nặng hay cấp cứu.
- Dễ thực hiện cho nhiều đối tượng khác nhau, ít bị ảnh hưởng của bệnh nhân trong quá trình chụp: trẻ em, người già, bệnh nhân không thể nằm yên, người mắc hội chứng lồng kính (đối tượng này không thể thực hiện được kỹ thuật MRI).
- Kết quả chẩn đoán ít bị ảnh hưởng bởi kim loại có trong cơ thể: máy tạo nhịp tim, đoạn mạch nhân tạo... So với phương pháp chụp MRI thì dễ gây ra tình trạng nhiễm từ và khiến hình ảnh không được rõ nét.
5. Những rủi ro có thể gặp khi chụp CT
Tuy là một phương pháp mang lại hiệu quả chẩn đoán cao, tuy nhiên với việc sử dụng nguồn bức xạ lớn hơn so với phương pháp chụp x-quang, nên phương pháp chụp CT có thể mang lại một số rủi ro nhất định.
Phơi nhiễm phóng xạ
- Khi chụp CT, người bệnh phải tiếp xúc với nguồn bức xạ ion hóa trong một thời gian ngắn. Lượng bức xạ trong chụp CT lớn hơn nhiều so với chụp x-quang vì chụp CT tập hợp được nhiều lớp và nhiều chiều hơn. Khoa học cũng đã chứng minh rằng, việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ khi chụp CT có thể kích hoạt các gen gây ung thư.
- Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng khi chụp CT vì nguy cơ này rất nhỏ, cũng như các bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng bức xạ phù hợp với bạn nhất, tránh gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Gây hại cho thai nhi
Những phụ nữ đang mang thai thì cần thông báo cho bác sĩ trước khi có ý định chụp CT. Mặc dù bức xạ khi chụp CT không làm tổn thương đến thai nhi, tuy nhiên bác sĩ vẫn thường khuyên phụ nữ mang thai chuyển sang các xét nghiệm hay phương pháp khác.
Phản ứng với vật liệu tương phản
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiêm tĩnh mạch cánh tay một loại thuốc nhuộm đặc biệt mang tên vật liệu tương phản trước khi chụp CT. Các vật liệu này có thể gây ra các vấn đề y tế hoặc phản ứng dị ứng, tuy vậy, trường hợp này rất hiếm xảy ra.
Xem thêm:
- Những điều cần biết về Chụp CT (cắt lớp vi tính , chụp cắt lớp điện toán)
- Có rủi ro gì trong phương pháp chụp CT hay không?
- Đem theo điện thoai và thẻ ngân hàng khi chụp CT có ảnh hưởng kết quả chụp không?