Chướng bụng sau chuyển phôi có phải là dấu hiệu mang thai?

Rất nhiều mẹ sau giai đoạn chuyển phôi của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm thì xuất hiện cảm giác chướng bụng gây tâm lý lo lắng và hồi hộp. Vậy, chướng bụng sau chuyển phôi có phải là dấu hiệu mang thai?

Chướng bụng sau chuyển phôi có phải là dấu hiệu mang thai? Chướng bụng sau chuyển phôi có phải là dấu hiệu mang thai?

Rất nhiều mẹ sau giai đoạn chuyển phôi của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm thì xuất hiện cảm giác chướng bụng gây tâm lý hoang mang, lo lắng và hồi hộp. Vậy, chướng bụng sau chuyển phôi có phải là dấu hiệu mang thai? Chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết này.

Chuyển phôi là gì?

Hiện nay thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp được nhiều các cặp vợ chồng hiếm muộn sử dụng. Phương pháp này gồm 2 bước cơ bản:

Đầu tiên, trứng và tinh trùng được thụ tinh ngoài cơ thể người phụ nữ, cụ thể trong môi trường chất lỏng nhân tạo ở các phòng thí nghiệm đặc biệt.

Bước thứ 2 của quá trình thụ tinh nhân tạo là chuyển phôi. Trứng và tinh trùng sau khi thụ tinh tạo thành phôi thai được khoảng 48 giờ sẽ được đưa vào tử cung của người mẹ để phôi thai có thể làm tổ.

Để khả năng thành công cao, mỗi lần chuyển phôi các bác sĩ sẽ đưa 2 đến 3 phôi vào tử cung của mẹ. Quá trình chuyển phôi thường được tiến hành sau khi tiêm hormone ức chế khả năng rụng trứng tự nhiên hoặc sau khi người mẹ rụng trứng từ 2 đến 3 ngày để lớp nội mạc tử cung dày hơn giúp phôi thai có thể làm tổ dễ dàng.

vicare.vn-chuong-bung-sau-khi-chuyen-phoi-co-phai-la-dau-hieu-mang-thai-body-1

Chướng bụng sau chuyển phôi có phải là dấu hiệu mang thai?

Sau khi chuyển phôi, nếu phôi thai không làm tổ được sẽ bị đẩy ra ngoài thì sẽ không xuất hiện dấu hiệu nào của quá trình mang thai, bao gồm cả chướng bụng.

Sau khoảng thời gian từ 8 đến 12 ngày sau khi chuyển phôi, chị em sẽ biết mình có thai hay không nhờ các dấu hiệu thường xuất hiện như chướng bụng, căng tức ngực, đau nhói vùng bụng, thân nhiệt tăng lên, luôn có cảm giác nóng trong người, cơ thể có biểu hiện mệt mỏi...

Cụ thể:

Cảm giác chướng bụng, đau và nặng bụng dưới

Sau quá trình chuyển phôi, phôi thai sẽ di chuyển quanh tử cung để tìm chỗ thích hợp làm tổ. Trong lúc di chuyển, phôi thai sẽ tiếp tục phân chia các tế bào. Trong một số trường hợp, phôi thai làm tổ trong tử cung sẽ khiến mẹ có cảm giác hơi quặn, nặng bụng dưới, có cảm giác cắn líu nhíu ở bụng dưới, thỉnh thoảng lại nhói lên. Hiện tượng chướng bụng sau chuyển phôi như thế này gặp khá thường xuyên ở những bà mẹ làm thụ tinh nhân tạo.

Tuy chưa khẳng định được khả năng có thai nhưng đây cũng là một trong những dấu hiệu điển hình nhất dự báo việc mang thai sớm mà các mẹ cần lưu ý. Trong giai đoạn này, các mẹ cần đi lại nhẹ nhàng, hạn chế lên xuống cầu thang hay quan hệ vợ chồng để phôi thai bám chắc vào tử cung.

Cảm giác căng tức ngực sau khi chuyển phôi

Ngoài việc chướng bụng sau chuyển khôi, nếu thấy thêm dấu hiệu ngực đau và căng tức là một trong những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi dễ nhận biết nhất. Ngực của mẹ có thể căng và đau, hay đau khi chạm vào là do sự gia tăng hormone nữ trong quá trình mang thai- giống dấu hiệu của có thai bình thường. Những cảm giác này sẽ giảm dần sau một vài tuần, nhưng chúng sẽ trở lại trong giai đoạn nửa sau của thai kỳ khi các tuyến sữa phát triển và gây áp lực lên các dây chằng hỗ trợ.

Mẹ cảm thấy mệt mỏi, thân nhiệt tăng, nóng bức

Đây là những dấu hiệu vô cùng ở thời điểm mang thai và xuất hiện hầu như ở tất cả các chị em. Nguyên nhân là do các hormone gia tăng đột ngột khi mang thai khiến mẹ cảm thấy đau đầu và mệt mỏi. Thêm vào đó, cơ thể phải hoạt động liên tục nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất và oxy cho phôi thai phát triển, điều này khiến mẹ tiêu hao nhiều năng lượng và cảm thấy nóng bức, mệt mỏi hơn.

Trong những ngày này, các mẹ sẽ cảm thấy đói nhanh, thấy ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn hay có mẹ có triệu chứng ngược lại là kén ăn, ăn không ngon miệng và mệt mỏi. Tuy nhiên, có điểm chung giữa các mẹ là chỉ muốn được nằm ngủ hoặc nằm nghỉ suốt buổi.

Xuất hiện huyết trắng hoặc ra máu âm đạo

Trong quá trình phôi thai di chuyển tìm nơi làm tổ có thể gây ra tổn thương cho lớp niêm mạc tử cung khiến ra máu âm đạo. Các mẹ sẽ thấy xuất hiện vài giọt máu nhạt trong khoảng 1 đến 2 ngày. Ngoài ra, do lượng hormone cao hơn mức bình thường, các mẹ sẽ cảm thấy rắc rối khó chịu khi âm đạo lúc nào cũng cảm giác ẩm ướt.

vicare.vn-chuong-bung-sau-khi-chuyen-phoi-co-phai-la-dau-hieu-mang-thai-body-2

Những lưu ý để tránh chuyển phôi bị thất bại

  • Sau khi chuyển phôi, các mẹ sẽ thường buồn tiểu rất nhiều lần, do đó cần lưu ý đi lại nhẹ nhàng, không nên ngồi xổm, nên ngồi bệ xí bệt hoặc ngồi bô kê vừa tầm nhưng phải kê chắc chắn, tránh bị ngã.
  • Giữ gìn sạch sẽ vùng kín, thay quần lót thường xuyên nhưng không được thụt rửa âm đạo và tuyệt đối không sử dụng nước rửa âm đạo hay ngâm với các loại thảo dược.
  • Lúc chuyển phôi thai mà các mẹ gặp tình trạng táo bón và cố rặn ép sẽ khiến phôi thai bị rơi ra ngoài khỏi nơi bám. Vì vậy, chị em phải bổ sung nhiều trái cây, chuối, cam, ăn nhiều khoai lang và uống nhiều nước trước cả tháng để tránh tình trạng táo bón.
  • Trong quá trình trước, trong và sau khi chuyển phôi, nếu mẹ ho nhiều và mạnh cũng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình làm tổ và tính ổn định của phôi thai trong tử cung. Vì thế, mẹ cần giữ sức khỏe thật tốt để sẵn sàng cho quá trình thụ tinh nhân tạo.
  • Giữ tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng, tránh tức giận bởi khi tức giận sẽ gây nên tình trạng tức ngực, tim đập nhanh gây ảnh hưởng đến phôi thai.
  • Tránh xa các loại cà phê và các chất kích thích để phôi thai có thể dễ dàng bám chặt vào tử cung. Thêm vào đó, chị em cần ăn uống đủ chất để phôi thai có thể phát triển tốt.

Xem thêm:

  • Thời gian thụ tinh trong ống nghiệm thường kéo dài bao lâu?
  • Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm 2018
  • Những loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ thụ tinh ống nghiệm