Chứng khó thở, chóng mặt và cảm lạnh trong ba tháng đầu thai kỳ

Trong suốt thời kỳ mang thai, phụ nữ thường gặp nhiều triệu chứng khó chịu do sự thay đổi của cơ thể, nhất là trong ba tháng đầu tiên. Các hiện tượng thường gặp nhất như: khó thở, chóng mặt, cảm lạnh...sẽ gây ra sự khó chịu và mệt mỏi. Vì vậy, mẹ và gia đình nên tìm hiểu để có các biện pháp phòng tránh kịp thời.

Chứng khó thở, chóng mặt và cảm lạnh trong ba tháng đầu thai kỳ Chứng khó thở, chóng mặt và cảm lạnh trong ba tháng đầu thai kỳ

Hiện tượng khó thở trong ba tháng đầu thai kỳ

Có rất nhiều nguyên nhân gây khó thở ở phụ nữ mang thai, trong đó có các nguyên nhân cơ bản sau:

  • Do tác động của hormone progesterone, một loại hormone tự nhiên trong cơ thể mẹ gia tăng rất mạnh khi bắt đầu mang thai. Tuy không gây nguy hiểm gì tới thai nhi, nhưng nó lại gây ra chứng khó thở ở mẹ, khiến cơ thể luôn phải nỗ lực để có thể thở sâu.

  • Sự phát triển của tử cung khi mang thai tạo nên sức ép lên cơ hoành dẫn tới hạn chế mở rộng, không thể kết hợp tốt với phổi để đưa không khí vào, gây nên hiện tượng khó thở. Do đó, nhiều phụ nữ sẽ thấy khó thở ngày càng trở nên nặng hơn khi thai nhi phát triển to lên.

  • Cơ thể người mẹ bị mệt mỏi do thiếu máu và chất dinh dưỡng khi mang thai cũng gây ra tình trạng khó thở. Vì vậy, phụ nữ nên bổ sung sắt và chất dinh dưỡng đầy đủ từ trước khi mang thai, nhất là khi bắt đầu có thai.

vicare.vn-chung-kho-tho-chong-mat-va-cam-lanh-trong-ba-thang-dau-thai-ky-body-1

Khó thở được xem là hoàn toàn bình thường và sẽ sớm mất đi nếu mẹ nghỉ ngơi hợp lý, tuy nhiên nếu hiện tượng này đi kèm với một số biểu hiện bất thường khác thì mẹ nên đến gặp bác sỹ như: khó thở đi kèm với nhức đầu,chóng mặt, hoa mắt có thể là bệnh huyết áp thấp. Khó thở kéo dài, đau ngực thì đây là hiện tượng nguy hiểm, cần phải được kiểm tra ngay. Ngoài ra, nếu thấy da chân chuyển sang màu đỏ và sưng to kèm với thở khó khăn thì phải đến bệnh viện vì rất nguy hiểm tới tính mạng.

Thực tế không hề có biện pháp nào điều trị chứng khó thở khi mang thai. Các mẹ phải học cách thích nghi, bên cạnh đó khi thấy khó thở quá mẹ nên thay đổi tư thế của mình, hãy ngồi thẳng lưng, khi ngủ nên kê gối cao đầu một chút, nằm nghiêng sang hai bên thay vì nằm ngửa. Đồng thời, hằng ngày nên dành thời gian tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ cho thoáng và tập các bài yoga cho người mang thai.

Chóng mặt khi mang thai ba tháng đầu

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, thông thường nhiều phụ nữ sẽ có cảm giác chóng mặt. Tuy không nguy hiểm đến mẹ và thai nhi, nhưng sẽ gây ra những phiền toái, khó chịu. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này gồm có:

  • Do sự điều tiết của hệ thần kinh và tim mạch liên tục để phù hợp với sự thay đổi của cơ thể khi mang thai, nhịp tim tăng cao hơn, lượng máu cũng tăng. Nếu sự điều chỉnh này không kịp thời sẽ khiến cơ thể chóng mặt.

  • Sự thay đổi tư thế cơ thể quá nhanh cũng làm chóng mặt, ví dụ như đang nằm mà đứng dậy luôn, cơ thể chưa kịp phản ứng.

  • Chất dinh dưỡng, nước và oxy không đủ để cung cho cơ thể khi mang thai, dẫn tới tình trạng hạ đường huyêt, thiếu máu là nguyên nhân phụ nữ mang thai hay bị chóng mặt.

  • Phụ nữ mang thai làm việc quá sức, tiếp xúc với máy tính nhiều cũng có thể thấy chóng mặt thường xuyên hơn.

Theo các chuyên gia, hiện tượng chóng mặt sẽ giảm dần sau ba tháng đầu, tuy nhiên có một số trường hợp hiện tượng này vẫn kéo dài đến khi sinh con. Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng, đôi khi có thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu do chóng mặt gây ra nhưng hoàn toàn thai nhi vẫn khỏe mạnh. Để giảm thiểu chóng mặt, mẹ nên thực hiện một số phương pháp sau:

  • Hoạt động nhẹ nhàng, chậm rãi, không nên vội vàng.

  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi, làm việc quá sức.

  • Cung cấp đầy đủ lượng vitamin C để giúp tăng cường hấp thụ sắt.

  • Có chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý.

  • Nên sống ở môi trường thoáng khí, sạch sẽ.
vicare.vn-chung-kho-tho-chong-mat-va-cam-lanh-trong-ba-thang-dau-thai-ky-body-2

Bị cảm lạnh trong ba tháng đầu

Do sức đề kháng kém nên khi mang thai, nhất là ba tháng đầu mẹ rất đễ gặp cảm lạnh như: ho, sốt, sổ mũi. Nếu hiện tượng cảm lạnh chỉ đơn thuần thì không hề có nguy hiểm nào đối với thai nhi, bệnh sẽ khỏi sau từ 5-7 ngày. Tuy nhiên nếu kéo dài quá lâu, kèm với sốt cao thì mẹ nên đến các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để tránh gây dị tật ở thai.

Khi bị cảm lạnh mẹ nên áp dụng các biện pháp tự nhiên như: ngậm chanh mật ong hoặc súc miệng bằng nước muối sinh lý, luôn giữ ấm cơ thể, ở trong phòng tránh ra đường.

Như vậy, trong ba tháng đầu thai kỳ nếu thấy xuất hiện các triệu chứng: khó thở, chóng mặt và cảm lạnh thì mẹ cũng không nên quá lo lắng, để giảm thiểu các triệu chứng này mẹ chỉ nên áp dụng biện pháp tự nhiên, tránh sử dụng thuốc điều trị.