Chuẩn bị sinh con cần khả năng tài chính như thế nào?

Với những cặp vợ chồng mới kết hôn luôn băn khoăn với câu hỏi: “Muốn sinh con cần khả năng tài chính như thế nào?”. Bài viết này, HoiBenh sẽ cùng bạn chia sẻ, bàn luận tới vấn đề chuẩn bị tài chính khi sinh con để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất.

Chuẩn bị sinh con cần khả năng tài chính như thế nào? Chuẩn bị sinh con cần khả năng tài chính như thế nào?

Bạn luôn muốn mang tới những gì tốt nhất cho đứa con thân yêu của bạn. Với mong muốn để con được sinh ra và phát triển một cách toàn diện ngay từ khi chuẩn bị mang thai các bậc cha mẹ đã cần chuẩn bị về mọi mặt tinh thần và đặc biệt là về vật chất, kinh tế tài chính.

1. Những chi phí tài chính cần chuẩn bị khi sinh con

Một nền tảng kinh tế vững chắc là bước khởi đầu cho quá trình chuẩn bị tăng "nhân khẩu" trong gia đình bạn, để có được nền tảng này cha mẹ cần biết về một số khỏan chi phí trong tương lai như:

Chi phí khám thai định kì

Khám thai định kì trong suốt quá trình mang thai là việc làm thiết yếu của mỗi bà mẹ. Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, các bà mẹ mang thai cần đi khám thai định kì 2 tháng/lần. Tuy nhiên tùy theo từng tình trạng sức khỏe hay những bệnh lý có sẵn ở các bà bầu chu kì khám có thể ngắn hơn. Việc kiểm tra định kì sẽ bao gồm các loại xét nghiệm chủ yếu là siêu âm, xét nghiệm máu. Chi phí thông thường cho một lần khám dao động từ 400.000 đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra, các xét nghiệm về các bệnh di truyền do gen trước sinh cũng giúp phát hiện sớm các nguy cơ dị tật trước sinh, chi phí cho những xét nghệm này khá cao dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng.

>>> Xem thêm: Khám thai trong 3 tháng giữa thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý gì?
HoiBenh.vn_muon-sinh-con-can-kha-nang-tai-chinh-nhu-the-nao-body-1

Khám thai định kì trong suốt quá trình mang thai là việc làm thiết yếu của mỗi bà mẹ.

Chi phí bồi dưỡng cho các mẹ bầu trước và sau sinh

Chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kì mang thai và thai kì cho con bú có tác động trực tiếp tới sức khỏe của người mẹ và sự phát triển thể chất, trí não của trẻ sơ sinh. Việc bổ sung các dưỡng chất qua các bữa ăn là chưa đủ, các mẹ bầu còn sử dụng thêm các thực phẩm hỗ trợ trong suốt quá trình mang thai như: sữa cho bà bầu, thực phẩm chất năng bổ sung sắt, canxi... Chi phí cho vấn đề này không phải là nhỏ việc chuẩn bị trước là điều cần thiết.

>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng và ăn kiêng phù hợp cho mẹ bầu

Chi phí trang phục bầu cho các mẹ

Cơ thể của các mẹ sẽ có những thay đổi lớn, thông thường trong 3 tháng đầu sẽ sự thay đổi kích thước có thể không nhiều nhưng sau đó số đo kích thước cơ thể sẽ thay đổi rất nhanh. Như việc chân phù, bụng to... vì vậy việc sử dụng những trang phục cũ là điều không thể.

Mặc dù chi phí cho quần áo bà bầu này cũng không quá lớn nhưng bạn cũng nên chuẩn bị để có thai kỳ thoải mái nhất. Bạn nên chọn những trang phục rộng rãi thoải mái để có thể mặc tới tận những tháng cuối cùng của thai kì. Bạn cũng không nên mua quá nhiều vì những trang phục này chỉ có thể mặc trong thời gian mang bầu, sau đó nó sẽ không còn hữu dụng nữa.

Một khoản chi phí có thể phát sinh như mẹ bầu sử dụng các dịch vụ massage thư giãn, hay dùng các sản phẩm làm đẹp như chống rạn da, chăm sóc da, tóc..

Chi phí sinh đẻ

Chi phí cho quá trình sinh đẻ tại bệnh viện cũng là một khoản đáng được quan tâm. Ngay khi nhập viện chờ đẻ, bạn đã cần tạm ứng trước một số tiền khoảng vài triệu đồng. Số tiền này sẽ dùng để chi trả cho toàn bộ quá trình sinh và nằm lại theo dõi của mẹ và bé sau sinh tại viện. Hiện nay tại nhiều bện viện có những dịch vụ sinh trọn gói, chi phí cho các gói này thất nhất cùng phải khoảng 10 – 20 triệu đồng. Nhưng nếu bạn có bảo hiểm thì các chi phí này sẽ được giảm đi.

Chi phí cho em bé

HoiBenh.vn_muon-sinh-con-can-kha-nang-tai-chinh-nhu-the-nao-body-2

Bạn sẽ mất một khoản chi phí để chuẩn bị những đồ dùng sơ sinh cần thiết cho bé

Chi phí cho em bé là khoản cho phí lớn nhất và kéo dài nhất mà gia đình bạn cần chuẩn bị trước khi muốn sinh con. Cụ thể một vài khoản như sau:

  • Sữa, thức ăn dặm:
  • Vật dụng cho bé: quần áo, bỉm, nôi, bình sữa, đồ chơi...
  • Chi phí sức khỏe: tiêm vacxin, dự trù ốm đau..
  • Chi phí gửi trẻ, học phí..

Chi phí sinh hoạt gia đình trong thời kì thai sản

Trong suốt quá trình 6 tháng nghỉ đẻ, các mẹ bầu hầu như sẽ không có thu nhập cá nhân. Toàn bộ các khoản chi tiêu trong gia đình như: điện nước, ga, tiền đi chợ... sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập từ chồng. Chính vì vây, bạn nên có kế hoach dự trù cho một khoản chi phí sinh hoạt trước khi sinh.

2. Lên kế hoạch tài chính khi muốn sinh con

HoiBenh.vn_muon-sinh-con-can-kha-nang-tai-chinh-nhu-the-nao-body-3

Chuẩn bị trước khoản chi phí trước sinh là việc cần thiết.

Với những chi phí cần thiết ở trên, bạn nên tiết kiệm, tính toán để dự trù được những khoản cần thiết bằng một số phương pháp sau:

  • Lập ngân sánh dành riêng cho việc sinh đẻ
  • Cắt giảm những chi phí không cần thiết để tiết kiệm ngân sách tài chính cho con
  • Mở tài khoản cho bé hoặc mua bảo hiểm cho bé để dành một khoản tiết kiệm dành riêng cho bé sau này
  • Tăng thêm thu nhập cá nhân: đặc biệt với các mẹ bầu trong thời gian nghỉ thai sản có thể tìm cách kiếm thêm thu nhập bằng cách bán hàng online...

Với những ý kiến, phân tích xoay quanh câu hỏi “Muốn sinh con cần khả năng tài chính như thế nào?” ở trên sẽ giúp các ông bố bà mẹ có những sự chuẩn bị tốt nhất về tài chính cho đứa con thân yêu. Chuẩn bi tốt về mọi mặt từ khi mang thai sẽ là nền móng vững chắc cho sự phát triển của trẻ trong tương lai.

>>> Xem thêm: Bạn cần cân nhắc điều gì trước khi sinh con?