Chửa trứng – Biến chứng ung thư nhau thai

Ngày nay, chửa trứng không còn là chuyện lạ đối với phụ nữ Việt Nam. Nhưng những tác hại của chửa trứng đối với sức khỏe sinh sản hay giai đoạn chửa trứng biến chứng thành ung thư nhau thai thì không phải chị em nào cũng biết.

Chửa trứng – Biến chứng ung thư nhau thai Chửa trứng – Biến chứng ung thư nhau thai

Nhau thai có nhiệm vụ nuôi dưỡng bào thai trong thời kì thai nghén. Khi nhau thai sản sinh quá mức, phát triển thành khối không thể kiểm soát được sẽ được gọi là chửa trứng. Đa số ca mắc chửa trứng không có bào thai, gọi là chửa trứng hoàn toàn. Một số trường hợp có bào thai, nhưng không sống được gọi là chửa trứng bán phần.

Vậy chửa trứng là gì?

Chửa trứng là do trong dạ con có nhiều nang trông như các quả trứng hoặc chùm nho, do đó các lông nhau thai sinh sôi và căng phồng.

Cho đến thời điểm này, y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra chửa trứng. Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học cho thấy có thể do sai sót của yếu tố di truyền trong quá trình thụ tinh dẫn đến nhưng bất thường của bộ nhiễm sắc thể. Khoảng 90% trường hợp thai trứng bắt nguồn từ người cha và 10% từ người mẹ. Nếu phụ nữ mang thai trên 30 tuổi, quá trình thụ tinh dễ gặp bất thường. Ngoài ra những nguyên nhân như: sai sót ở trứng, dấu hiệu bất thường ở dạ con, thiếu các chất dinh dưỡng ở đạm, acid folic... dễ có nguy cơ bị thai trứng toàn phần.
vicare.vn-chua-trung-bien-chung-ung-thu-nhau-thai-body-1

Bình thường chửa trứng không nguy hiểm vì khoảng 80% chửa trứng là lành tính, bệnh khỏi sau khi cắt hết nhau thai hoặc cắt dạ con ở người không có nhu cầu sinh đẻ nữa. Khoảng 10-15% chửa trứng trở thành loại xâm nhập, lúc này bệnh ăn sâu vào thành dạ con gây chảy máu dạ con và các tác hại nguy hiểm khác. Khoảng 2-3% chửa trứng trở thành ung thư nhau thai. Khi đã thành ung thư nhau thai,bệnh phát triển nhanh, lan rộng, di chuyển tới các nơi khác như phổi, não...

Các gai rau thoái hóa thành các túi trứng, ở ngoài là các nguyên bào nuôi chia làm hai lớp : ngoài là lớp hợp bào trong là lớp đơn bào còn gọi là lớp tế bào Langhans. Lớp hợp bào và lớp đơn bào có thể phát triển thành lành tính hoặc hỗn loạn. Vì vậy người ta chia làm 2 loại:

Chửa trứng lành tính

Lớp hợp bào không bị phá vỡ, lớp đơn bào không mang vào lớp niêm mạc tử cung.

Chửa trứng ác tính

Lớp hợp bào mỏng đi và có từng vùng bị phá vỡ, lớp đơn bào ở trong xâm lấn ra ngoài, tràn vào niêm mạc tử cung và ăn sâu vào lớp cơ tử cung, có khi ăn thủng lớp cơ tử cung gây chảy máu trong ổ bụng.

>>> Xem thêm: Hiện tượng chửa trứng nguy hiểm như thế nào?

Biểu hiện của bệnh

Chửa trứng và ung thư nhau thai có những biểu hiện giống nhau: chảy máu âm đạo, ra dịch, các vật bất thường ở âm đạo, đau bụng dưới, nôn hoặc buồn nôn, bụng dưới to như có thai. Nếu không điều trị sớm bệnh nhân sẽ có các biểu hiện bị khó thở, liệt, co giật. Vì thế khi có các biểu hiện, chị em lên đi khám chuyên khoa sản để xác định bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp và kịp thời.

Khi nào được biết là chửa trứng ác tính?

Có khoảng 2-3% trường hợp chửa trứng ác tính hay còn gọi là ung thư nhau thai. Ung thư nhau thai chiếm tỉ lệ khá cao ở Việt nam và nhiều quốc gia Châu Á khác. Ung thư nhau thai có nguồn gốc từ đột biến gen của những tế bào nuôi, tuy nhiên những nguyên nhân của sự đột biến vẫn chưa rõ. Đa số các trường hợp ung thư nhau thai thường không có dấu hiệu báo trước đến khi phát bệnh. Khi mắc bệnh, các triệu chứng thường gặp là: thai phụ có thể nôn nhiều và kéo dài, bụng to hơn tuổi thai , có dấu hiệu xuất huyết âm đạo... Khi bệnh nhân có nghi ngờ bị ung thư nhau thai cần làm một số xét nghiệm cận lâm sàn để hỗ trợ thêm cho việc chẩn đoán. Ngoài ra, siêu âm bác sĩ có thể phát hiện các di căn ở gan.
vicare.vn-chua-trung-bien-chung-ung-thu-nhau-thai-body-2

Điều trị chứng ung thư nhau thai

Tuy nguy hiểm nhưng ung thư nhau lại là 1 trong những loại ung thư nhạy với hóa trị. Nếu chưa bị di căn, bệnh có thể khỏi. Hiện nay phương pháp chủ yếu là hóa trị và phẫu thuật.

Sau khi đã điều trị bằng hóa trị và đạt được kết quả tốt, tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung và hai buồng trứng hoặc cân nhắc khả năng phẫu thuật bảo tồn.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần đi khám lại và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Những người có nguyện vọng sinh con cần phải có biện pháp tránh thai ngay sau điều trị bệnh và chỉ có thai sau 1 năm kể từ ngày điều trị bệnh. Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ, điều trị kịp thời các biến chứng ác tính sau đó.
>>> Xem thêm: Chửa trứng - thần chết tiềm ẩn nếu mẹ bầu không biết!