Chữa bệnh xương khớp bằng cách nào?

Bệnh xương khớp càng ngày càng phổ biến, ngay cả đối với những người trẻ tuổi. Có đến hơn 100 loại bệnh xương khớp, và với mỗi bệnh sẽ có cách chữa trị riêng biệt. Nguyên nhân nào gây ra bệnh xương khớp? Chữa bệnh xương khớp bằng cách nào cho hiệu quả

Chữa bệnh xương khớp bằng cách nào? Chữa bệnh xương khớp bằng cách nào?

Bệnh xương khớp càng ngày càng phổ biến, ngay cả đối với những người trẻ tuổi. Có đến hơn 100 loại bệnh xương khớp, và với mỗi bệnh sẽ có cách chữa trị riêng biệt. Nguyên nhân nào gây ra bệnh xương khớp? Chữa bệnh xương khớp bằng cách nào cho hiệu quả.

Các loại bệnh xương khớp thường gặp

Hiện nay, tỷ lệ người mắc các bệnh về khớp chiếm khoảng 35% dân số. Bệnh xương khớp rất đa dạng bởi theo thống kê, có trên 100 loại bệnh khớp khác nhau. Trong đó, các bệnh về khớp phổ biến là:

  • Viêm khớp: tình trạng sưng đau ở các khớp như đầu gối, cổ tay, ngón tay, ...
  • Thoái hóa khớp: do sự bào mòn sụn khớp, đĩa đệm, chất lượng dịch khớp suy giảm khiến khớp bị đau, cứng, khô khớp và cột sống. Bệnh thường gặp ở người già do thoái hóa khớp.
  • Thoát vị đĩa đệm: xảy ra khi nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra khỏi bao xơ, chèn ép ống sống, rễ thần kinh làm đau nhức xương khớp kèm theo cảm giác tê bì khó chịu. Bệnh thường xảy ra ở đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng.
  • Viêm khớp dạng thấp: là bệnh tự miễn, khi các tế bào miễn dịch tấn công màng hoạt dịch (lớp lót khớp xương) gây sưng viêm.
  • Đau dây thần kinh tọa: là hiện tượng đau từ vùng thắt lưng kéo xuống đến bàn chân xảy ra khi dây thần kinh tọa bị tổn thương.
  • Loãng xương: là tình trạng xương bị giảm mật độ trở nên xốp, giòn, dễ gãy, gây đau nhức toàn thân và dễ hình thành các bệnh lý xương khớp khác.
  • Viêm gân: tình trạng đau nhức xương khớp khi vận động sai cách, hoặc gặp tai nạn tổn thương xương khớp gây đau, cứng, nhức cơ xương.
  • Bệnh gout: gây ra bởi rối loạn chuyển hóa purin khi cơ thể thừa chất đạm. Người bệnh bị đau nhức xương khớp, nhiều khớp bị sưng, nóng, đỏ. Ở giai đoạn mạn tính, bệnh gây biến dạng vĩnh viễn các khớp tay, bàn chân, cổ chân, gối...
vicare-chua-benh-xuong-khop-bang-cach-nao-body-1

Nguyên nhân gây bệnh xương khớp

Nguyên nhân gây ra các bệnh về khớp là do sụn khớp bị sần sùi và mòn đi. Sụn nằm ở các đầu xương, giúp cho các xương không tiếp xúc với nhau. Sụn có tác dụng hấp thụ áp lực để khớp được hoạt động trơn tru và dễ dàng hơn. Khi sụn bị sần sùi tới một mức nhất định, sẽ dẫn tới viêm khớp. Các nguyên nhân có thể gây tổn thương khớp là:

  • Tuổi tác: nguy cơ viêm xương khớp tăng lên cùng tuổi tác. Ở người trên 65 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh về khớp là 50%
  • Giới tính: thống kê cho thấy phụ nữ thường mắc bệnh xương khớp hơn nam giới.
  • Thừa cân, béo phì: trọng lượng lớn tạo áp lực lên đầu gối. Đồng thời, các mô mỡ có thể tạo ra protein gây viêm, ảnh hưởng xấu đến khớp.
  • Di truyền: đây cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp. Nếu có người nhà bị bệnh xương khớp, khả năng mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn gấp 5 lần.
  • Rối loạn tự miễn dịch: là trường hợp hệ miễn dịch của bản thân tấn công các mô, gây tổn thương cho khớp.
  • Rối loạn chuyển hóa: ví dụ như rối loạn chuyển hóa purin gây ra bệnh gout.
  • Đặc thù nghề nghiệp: những nghề nghiệp đòi hỏi vận động và tạo áp lực lên một số khớp lặp đi lặp lại trong một thời gian dài có thể gây nên tổn thương cho khớp.
  • Chấn thương do chơi thể thao hoặc tai nạn.
  • Chế độ ăn uống: ví dụ ăn nhiều protein sẽ khiến nồng độ axit uric tăng cao, gây bệnh gout. Chế độ ăn thiếu canxi có thể gây loãng xương.
vicare-chua-benh-xuong-khop-bang-cach-nao-body-2

Chữa bệnh xương khớp bằng cách nào?

Do có nhiều loại bệnh xương khớp khác nhau, nên câu trả lời cho thắc mắc chữa bệnh xương khớp bằng cách nào còn cần phải tùy theo từng bệnh. Ngoài ra, với một số trường hợp bắt buộc, bác sĩ sẽ phải thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, phần lớn các bệnh viêm khớp đều cần được điều trị bằng cách phối hợp các bài vật lý trị liệu, giảm cân nếu cần thiết, và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc thường thấy trong điều trị bệnh xương khớp là:

  • Thuốc giảm đau: một số loại thuốc giảm đau nhưng không có tác dụng giảm viêm, bao gồm acetaminophen, và các thuốc giảm đau thuộc dòng opioid như hydrocodone.
  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID): là các loại thuốc giảm đau quen thuộc như ibuprofen, naproxen, celecoxib vừa có tác dụng giảm đau, vừa giảm các phản ứng viêm khớp.
  • Có thể chữa bệnh xương khớp bằng thuốc ức chế miễn dịch thuộc dòng corticosteroid: prednisone, cortisone, có tác dụng giảm viêm.
  • Thuốc bôi ngoài da: kem và thuốc mỡ có chứa tinh dầu bạc hà hoặc capsaicin, thành phần có trong ớt cay. Nếu bạn thoa các loại kem này lên da trên khớp bị đau có thể điều chỉnh tín hiệu đau từ khớp và giảm đau.
  • Thuốc điều trị thấp khớp (DMARDs): được sử dụng đặc biệt trong điều trị viêm khớp dạng thấp, DMARD làm chậm hoặc ngăn chặn hệ thống miễn dịch tấn công các khớp. Các loại thuốc này bao gồm methotrexate (Trexall) và hydroxychloroquine (Plaquenil).
  • Sử dụng thuốc sinh học cũng là cách chữa bệnh xương khớp thường gặp: được sử dụng với DMARD, các chất điều chỉnh phản ứng sinh học là các phân tử sinh học phức tạp, nhắm vào các phân tử protein trong cơ thể liên quan đến phản ứng miễn dịch. Các thuốc này bao gồm: thuốc ức chế tế bào B (ví dụ: Rituximab), thuốc ức chế yếu tố chống hoại tử khối u (TNF-α) (ví dụ: infliximab, adalimumab), và thuốc ức chế Interleukin 6 (IL-6) (ví dụ: tocilizumab).
  • Thuốc điều trị bệnh gout: bên cạnh các thuốc giảm đau ở trên, bác sĩ còn sử dụng thuốc giảm đau colchicine, thuốc gây ức chế sản sinh axit uric (allopurinol), và thuốc tăng khả năng đào thải axit uric (probenecid, lesinurad)
  • Chữa bệnh xương khớp bằng cách điều trị loãng xương: bằng cách bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D cho cơ thể, thông qua chế độ ăn uống và bổ sung bằng thuốc uống.

Xem thêm:

  • Những ai dễ bị bệnh xương khớp?
  • Điều trị bệnh đau nhức khớp xương không cần dùng thuốc
  • Mắc bệnh xương khớp từ thực phẩm: Tại sao không?