Chủ đề Tế bào gốc
Các bài viết có liên quan đến vấn đề Tế bào gốc. Bao gồm các câu hỏi về bệnh, triệu chứng, cảm giác, biểu hiện, tình trạng bệnh có liên quan đến chủ đề Tế bào gốc
GS.TS Nguyễn Thanh Liêm hiện nay là Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc & Công nghệ Gen Vinmec. Mới đây, tên của ông đã xuất hiện trong danh sách 100 nhà khoa học tiêu biểu của Châu Á năm 2019 do Tạp chí Khoa học châu Á Asian Scientist bình chọn.
Thoái hóa khớp và các bệnh đĩa đệm là những căn bệnh nan giải trong ngành y học hiện nay. Các chuyên gia đầu ngành đã nghiên cứu ra phương pháp mới để điều trị đó là dùng tế bào gốc để điều trị bệnh thoái hóa khớp và đĩa đệm cột sống. Đây là phương pháp mới nên chưa được sử dụng phổ biến và nhận được sự quan tâm từ nhiều người.
Khi các đặc tính chữa bệnh của máu cuống rốn được phát hiện ngày càng nhiều, người ta bắt đầu thảo luận sôi nổi về việc lưu trữ máu cuống rốn của em bé như thế nào. Sau đây là những vấn đề cơ bản về máu cuống rốn mà những người sắp trở thành cha mẹ cần biết.
Bại não để lại những khiếm khuyết và gánh nặng lớn cho bản thân trẻ cùng gia đình, xã hội. Hiện nay, phương pháp chữa bệnh bại não bằng tế bào gốc đã ra đời và bước đầu đạt được thành công nhất định. Đây thực sự là bước tiến mới của ngành y học, là cứu cánh cho gia đình có trẻ mắc bại não.
"Các bác sĩ vui mừng thông báo bệnh tình của nó hoàn toàn có thể tin tưởng khỏi hẳn trong tương lai không xa.” Đó là tâm sự của cô Trương Thị Thúy, mẹ của Hoàng Thị Thùy Linh - một bệnh nhân đầu tiên chữa khỏi ung thư máu bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc máu dây rốn tại viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.
Bệnh nhân Hoàng Thị Thùy Linh là bệnh nhân bị ung thư máu đầu tiên được cứu sống nhờ phương pháp ghép tế bào gốc từ máu dây rốn khác huyết thống. Sau 90 ngày cấy ghép, phương pháp này đã mang đến một thành công lớn đầu tiên tại Việt Nam.
Điều trị ung thư tế bào gốc trong thời gian gần đây đã được nói đến giống như một bước đột phá mới trong việc điều trị bệnh ung thư hiện nay. Nhất là sau khi các bệnh nhân tại Huế và Nghệ An đã cho một số người thực hiện phương pháp này và bước đầu đã cho ra kết quả rất khả quan.
Máu cuống rốn là phần máu còn lại có trong rốn và nhau thai sau khi sinh, thông thường, phần máu này sẽ được vứt đi. Nhưng hiện nay, máu cuống rốn được khuyến khích lưu trữ và bảo quản để phục vụ cho mục đích y học về sau.