Chó cắn theo dõi bao nhiêu ngày?

Trường hợp bị chó cắn theo dõi bao nhiêu ngày là câu hỏi rất nhiều người quan tâm và thắc mắc khi bị chó cắn. Khi bị chó cắn, bạn cần tuyệt đối không được coi thường dù là vết cắn đơn giản chỉ gây trầy xước ra.

Chó cắn theo dõi bao nhiêu ngày? Chó cắn theo dõi bao nhiêu ngày?

Cùng tham khảo thông tin chi tiết những điều cần biết khi bị chó dại cắn, đặc biệt là chó cắn theo dõi bao nhiêu ngày do HoiBenh tổng hợp và chia sẻ dưới đây để biết cách xử lý tránh gây nguy hiểm cho cơ thể.

Cách xử lý sau khi bị chó cắn

Ngay sau khi bị chó cắn, bạn cần tiến hành sơ cứu ngay lập tức và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất theo quy trình sau:

  • Rửa trực tiếp vết thường bằng nước thường hoặc xà phòng dưới vòi nước chảy trong vòng khoảng 15 phút. Lưu ý nếu có cồn iod hoặc cồn 70% càng tốt. Tuyệt đối không dược sử dụng bất cứ loại thuốc kháng sinh, sát trùng nào khác hoặc băng bó vết thương.
  • Sau đó lập tức chuyển bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.

Chó cắn theo dõi bao nhiêu ngày?

Tại sao cần theo dõi sau khi bị chó cắn

Trong trường hợp bị chó cắn có hai loại là chó dại và chó bình thường, chó bình thường cắn thì ít nguy hiểm hơn còn chó dại thì cực kỳ nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời và đúng cách. Chính vì vậy việc theo dõi chó dại cắn sau thời gian bị cắn là hết sức quan trọng để xác định chó có bị nhiễm dại hay không. Nếu có thì phải lập tức tiêm vắc xin, nếu không thì không cần thiết tiêm vắc xin dại.

vicare.vn-cho-can-theo-doi-bao-nhieu-ngay-body-1

Theo dõi bao nhiêu ngày sau khi bị chó dại cắn?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ (chuyên khoa nội tại Trung tâm y tế quận Hai Bà Trưng sở Y tế Hà Nội) cho biết nếu bệnh nhân bị chó cắn sẽ có khoảng thời gian ủ bệnh từ 1 đến 4 ngày (nhiều nhất 1 tháng nhưng rất hiếm) là chó dại thì cơn dại sẽ phát trong khoảng thời gian 7 đến 40 ngày, trong khoảng thời gian 7- 10 ngày sau khi bị chó cắn là khoảng thời gian phổ biến nhất bệnh dại lên cơn. Do vậy sau khi bị chó dại cắn bạn nên theo dõi con chó cắn và các biểu hiện trên cơ thể ít nhất 15 ngày.

Đối với những trường hợp vết cắn nghiêm trọng, gần khu vực trung ương (mắt, mặt, cổ...) cần theo dõi tại cơ sở y tế. Các trường hợp cắn xây xước nhẹ, không ra máu và xa khu vực thần kinh trung ương (tay, chân) thì có thể về nhà và theo dõi trong vòng khoảng nửa tháng.

Cần theo dõi gì sau khi bị chó cắn?

Trong khoảng thời gian 15 ngày sau khi bị chó dại cắn, bạn cần theo dõi con chó đã cắn và theo dõi những diễn biến sức khỏe để xem có dấu hiệu mắc bệnh dại hay không. Cụ thể:

  • Theo dõi con chó: Theo bác sĩ Minh Huệ cho biết, việc theo dõi chó dại sau khi cắn là rất quan trọng để quyết định có nên tiêm vắc xin dại hay không. Nếu chó mắc dại thường chỉ sống được 10 ngày sau khi lên cơn dại cắn người và xuất hiện đá, thủy tinh, vật cứng khác trong bụng khi mổ ra.
  • Đặc biệt, các loại chó dại thường có những biểu hiện khác thường hơn so với chó bình thường như hung dữ hơn, nhiều nước dãi, sủa nhiều và khàn, khi sắp chết thì các chi bắt đầu liệt dần từng bộ phận. Lưu ý trong trường hợp không thể theo dõi được chó thì nên tiến hành tiêm vắc xin nhanh chóng nếu bị cắn nặng và có các biểu hiện bất thường về sức khỏe.

  • Theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân: Nếu bệnh nhân gặp phải chó dại cắn, sau khi nhiễm virus dại từ vết cắn chúng sẽ tiến triển từ lớp mô dưới da, cơ bắp hoặc các dây thần kinh ngoại biên. Sau đó tiến hành di chuyển vào tủy sống, não khiến bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện rối loạn thay đổi.

Nếu bị chó dại cắn, diễn biến bệnh dại theo 2 giai đoạn cụ thể. Giai đoạn 1 (khoảng 1 – 5 ngày) thường gây sốt, chóng mặt,chán ăn. Giai đoạn 2 tiếp sau đó bệnh nhân có biểu hiện như giai đoạn 1 nhưng nặng hơn, huyết áp tăng hoặc giảm, vã mồ hôi, ngại nước ngại gió... nặng nhất có thể tử vong. Do vậy nếu có biểu hiện sức khỏe xấu phải lập tức quay lại cơ sở y tế.

vicare.vn-cho-can-theo-doi-bao-nhieu-ngay-body-2

Những lưu ý trong quá trình theo dõi chó dại cắn

Trong quá trình theo dõi chó cắn, bạn cần tuân thủ những lưu ý quan trọng sau:

  • Tránh xa tất cả các loại chất chứa cồn, chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia rượu... Trong chế độ ăn uống hàng ngày vẫn bình thường, không cần lo lắng hay kiêng khem quá nhiều.
  • Giữ vùng bị chó cắn không tiếp xúc với các chất lạ, nếu có sử dụng thuốc bôi hoặc bất cứ loại thuốc nào phải là thuốc do cơ sở y tế sơ cứu dại cấp hoặc hỏi ý kiến trước khi dùng.
  • Sau quá trình theo dõi chó cắn, nếu không phải chó dại và không cần tiêm vắc xin bạn cũng nên áp dụng chế độ dự phòng trước phơi nhiễm là sử dụng vắc xin tiêm ngăn ngừa bị chó dại cắn trong tương lai.

Bạn nên tuyệt đối tuân thủ những lưu ý được chia sẻ trên đây cũng như thời gian theo dõi sau khi bị chó dại cắn. Đây là loại tai nạn có thể gây ra chết người nên tuyệt đối không được coi thường hoặc không tuân thủ những chỉ định cần thiết.