Chế độ ăn uống để cải thiện đau dạ dày thai kỳ

Khi có thai, cơ thể của người mẹ sẽ phải đối mặt với rất nhiều rắc rối có liên quan đến sự thay đổi của cơ thể về cả tâm lý lẫn sinh lý, nội tiết. Đặc biệt, nhiều bà mẹ còn phải đối mặt với chứng đau dạ dày đi kèm khiến bản thân cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Vậy phải ăn uống như thế nào để có thể cải thiện đau dạ dày thai kỳ?

Chế độ ăn uống để cải thiện đau dạ dày thai kỳ Chế độ ăn uống để cải thiện đau dạ dày thai kỳ

Đau dạ dày khi mang thai biểu hiện như thế nào?

Không ai có thể phủ nhận được rằng, khi mang thai, người phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều những biến đổi về cơ thể cũng như sức khỏe. Chính sự thay đổi đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ mắc phải chứng đau dạ dày thai kỳ. Bệnh có biểu hiện gần giống với những triệu chứng thai nghén thông thường vào những tháng đầu của thai kỳ. Ví dụ như: mẹ bầu sẽ có cảm giác khó tiêu, đau bụng, căng bụng, cảm thấy chán ăn, bị ợ chua, cảm thấy buồn nôn và nôn...

Ngoài ra, bà bầu còn cảm thấy bị đau bụng, xót bụng khi ăn những loại quả có vị chua đậm như: cóc, quýt, xoài, me... Cách tốt nhất để biết và tìm cách cải thiện đau dạ dày thai kỳ cho các mẹ chính là nên đi khám thai định kỳ theo hướng dẫn của các bác sĩ. Chỉ có đi khám mới cho ra kết quả chính xác về bệnh tình của mẹ.

vicare.vn-che-do-an-uong-de-cai-thien-dau-da-day-thai-ky-body-1

Đau dạ dày khi mang thai có ảnh hưởng như thế nào?

Khi mang bầu, nếu bị đau dạ dày sẽ khiến mẹ bầu trở nên mệt mỏi hơn với những triệu chứng như: khó tiêu, đau bụng, buồn nôn... Điều này đã khiến cho mẹ bầu cảm thấy chán ăn, ăn không còn ngon miệng. Do đó, cơ thể của mẹ và thai nhi sẽ không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng, dẫn đến việc mẹ thì yếu, con dễ bị sinh non, bào thai bị suy dinh dưỡng...

Khi mang thai, ít nhất là trong 3 tháng đầu, dạ dày của mẹ bầu sẽ rất đau do bị nôn nhiều. Đến khi hết triệu chứng này, tử cung sẽ bắt đầu to lên làm cho vị trí của dạ dày ở trong cơ thể bị thay đổi, thức ăn xuống dạ dày lúc này sẽ bị ứ đọng lại, khó tiêu nên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lớp niêm mạc.

Khi mang thai, cơ thể của mẹ sẽ rất nặng nề thêm vào đó là cảm giác khó chịu khi ăn và cảm giác bị đau tức vùng dạ dày khiến cho mẹ bầu vô cùng khó chịu, cảm thấy buồn bực, kém ăn, bị mất ngủ, bị căng thẳng và kém tập trung. Những biểu hiện này còn chứng tỏ là mẹ bầu đang bị suy nhược cơ thể. Nếu để tình trạng suy nhược kéo dài sẽ khiến cho thai nhi bị sinh non, chậm phát triển, sinh ra sẽ yếu ớt...

Chế độ ăn uống khoa học để cải thiện đau dạ dày thai kỳ

Để có thể giữ được sức khỏe cho cả mẹ và bé, đồng thời để phòng tránh bệnh dạ dày khi mang bầu, các mẹ nên có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý ở trong giai đoạn này. Dưới đây là chế độ ăn uống khoa học để cải thiện đau dạ dày thai kỳ ở mẹ bầu:

- Chia nhỏ bữa ăn: Mẹ bầu khi bị đau dạ nên chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiều bữa khác nhau thay vì ăn chỉ 3 bữa lớn 1 ngày như hiện tại. Mỗi bữa ăn, mẹ bầu không nên ăn quá no để tránh làm căng phồng dạ dày, gây áp lực lên vùng ngực.

- Sau mỗi bữa ăn nên nghỉ ngơi: Sau mỗi bữa ăn, mẹ bầu nên nghỉ ngơi bởi điều này sẽ khiến cho thức ăn được chuyển hóa tốt ở trong dạ dày và trong ruột, tránh được hiện tượng trào ngược dạ dày lên bên trên thực quản.

- Ăn những thức ăn có thể hỗ trợ giảm tiết dịch vị để cải thiện đau dạ dày thai kỳ. Thực phẩm được bác sĩ khuyên dùng ở đây bao gồm: sữa và trứng. Đây là những loại thực phẩm vừa đảm bảo được dinh dưỡng trong thai kỳ, vừa trung hòa hiệu quả acid ở trong dạ dày của mẹ.

- Bổ sung thức ăn có chứa nhiều tinh bột: Những thức ăn chứa nhiều tinh bột cũng tốt cho dạ dày như: gạo nếp, bột gạo và dinh dưỡng từ sữa. Đồng thời, những loại thực phẩm như: gừng, nước ép cải, ngó sen với củ cải hoặc khoai tây là những món ăn cần thiết để điều trị bệnh dạ dày.

- Mẹ bầu để cải thiện đau dạ dày thai kỳ cũng cần tránh vận động hoặc tập luyện ngay sau khi ăn. Từ 2 – 3 giờ sau ăn thì mẹ mới nên vận động.

- Mẹ bầu cũng tránh bị căng thẳng, nghỉ ngơi và vận động, hít thở sâu sẽ giúp cho mẹ bầu tránh được dấu hiệu dư acid ở trong dạ dày.

- Mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa rượu, những đồ uống chứa caffein, hạn chế ăn chocolate, nên kiểm soát thức ăn giàu gia vị... Bởi chính chúng sẽ làm tăng tiết dịch acid trong dạ dày, gây ra những cơn co thắt trong dạ dày.

- Kiêng ăn những thực phẩm có tính, dày, khó tiêu hóa hoặc những thức ăn có thể gây nóng hoặc dễ bị ngộ độc.

vicare.vn-che-do-an-uong-de-cai-thien-dau-da-day-thai-ky-body-2

- Những thực phẩm chiên, nướng, hay những món ăn gỏi, món sống hoặc lạnh đều không nên ăn. Mẹ bầu chỉ được ăn những món ăn đã được chế biến cẩn thận như: luộc, xào, hầm,... mà vẫn đảm bảo được đủ chất dinh dưỡng cho con.

Ngoài ra, chính tinh thần thư thái, thoải mái sẽ giúp cho mẹ bầu có thể cải thiện đau dạ dày thai kỳ, giúp cho thai nhi phát triển tốt hơn. Do đó, ngoài chế độ ăn uống, mẹ bầu cũng nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ sức khỏe của mình và con trong suốt thai kỳ.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

vicare.vn-che-do-an-uong-de-cai-thien-dau-da-day-thai-ky-body-3

Hiện HoiBenh Home cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá của các gói xét nghiệm Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc đúng thời điểm để kịp thời nắm bắt tình trạng sức khỏe, giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Xem thêm:

  • Thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi
  • Bị đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?