Chăm sóc và điều trị người bị tiền sản giật như thế nào cho hiệu quả?
Có khoảng 5-7% sản phụ có nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật. Từ đó, các chuyên gia của HoiBenh đã liệt kê ra những cách chăm sóc và chữa trị cho người bị tiền sản giật, giảm nguy cơ khiến cho bệnh lý diễn biến khó lường
Chăm sóc và điều trị người bị tiền sản giật như thế nào cho hiệu quả?
Tiền sản giật là một bệnh lý khá nặng xảy ra khi phụ nữ đang mang thai với những triệu chứng như hôn mê, đột quỵ, phù phổi cấp. Nếu không có biện pháp chăm sóc và điều trị cho người bị tiền sản giật kịp thời, bệnh có thể diễn biến rất nguy hiểm, gây tử vong cho cả mẹ và con. Tiền sản giật có liên quan đến những bất thường của sự tự điều chỉnh tuần hoàn não, làm tăng nguy cơ đột quỵ mặc dù chỉ số huyết áp vẫn bình thường.
Thống kê cho thấy có khoảng 5-7% sản phụ có nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật. Từ đó, các chuyên gia của HoiBenh đã liệt kê ra những cách chăm sóc và điều trị cho người bị tiền sản giật, giảm nguy cơ khiến cho bệnh lý diễn biến khó lường.
Một số dấu hiệu của tiền sản giật
Mặc dù tiền sản giật thường xảy đến khá nhanh đối với các thai phụ và không có triệu chứng điển hình, tuy nhiên một vài dấu hiệu sau cũng giúp bạn cảnh báo:
- Thai phụ tăng cân đột ngột (người bị phù nề).
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
- Huyết áp thay đổi.
- Xuất hiện protein trong nước tiểu (cách này phải kiểm tra mới biết được).>>> Xem thêm: Mẹ đã biết gì về khái niệm tiền sản giật khi mang thai?
Những cách chăm sóc và điều trị người bị tiền sản giật hiệu quả.
Với bệnh nhân bị tiền sản giật nhẹ
Tiền sản giật nhẹ với thai nhi dưới 36 tuần không nhất thiết phải áp dụng các cách điều trị được khuyên dùng khi bị tiền sản giật. Điều quan trọng là bạn cần phải được chăm sóc đúng cách, ví dụ như:
- Thường xuyên nghỉ ngơi tại nhà.
- Theo dõi huyết áp, đảm bảo huyết áp không được tăng quá cao.
- Theo dõi sự hoạt động của chức năng thận.
- Kiểm tra sức khỏe của thai nhi.
Một số thai phụ có sức khỏe yếu thì cần có chế độ chăm sóc đặc biệt và uống thuốc theo sự kê đơn của bác sĩ. Những cách này không thể hoàn toàn ngăn ngừa được bệnh tiền sản giật mà chỉ có thể giúp thai phụ kiểm soát bệnh.
Với bệnh nhân bị tiền sản giật nặng
Nếu được chẩn đoán là mắc bệnh tiền sản giật nặng, bệnh nhân cần phải áp dụng các phương pháp chăm sóc và điều trị cho người bị tiền sản giật. Lúc này thai phụ nên nằm nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường bệnh để bác sĩ kiểm tra huyết áp hàng ngày và siêu âm để theo dõi sức khỏe thai nhi. Nếu thai nhi được hơn 36 tuần thì nên sinh mổ. Trong một số trường hợp, nếu tiền sản giật nặng phát triển khi tuổi thai dưới 24 tuần thì bắt buộc phải chấm dứt thai kỳ để cứu người mẹ. Nếu sản giật phát triển mạnh mẽ hơn nữa, thai phụ cần được cho uống thuốc hạ huyết áp và chống co giật để ngăn chặn cơn động kinh.Một số loại thuốc được khuyên dùng dành cho người bị tiền sản giật
- Thuốc hạ huyết áp: Trandate, Adalat Retard hay Aldomet. Thuốc duy trì huyết áp: 130/80 - 140/90mmHg.
- Sử dụng magnesium sulfate bằng đường tiêm tĩnh mạch để ngừa co giật, sau đó truyền tĩnh mạch để duy trì.
- Theo dõi sức khỏe và đánh giá độ trưởng thành của thai nhi. Nếu thai nhi chưa đủ trưởng thành, có thể dùng corticoid giúp cho phổi của thai nhi có đủ khả năng thích nghi với cuộc sống tự lập khi bé chào đời.
Hơn tất cả, sự chăm sóc toàn diện là yếu tố quan trọng nhất để điều trị cho người bị tiền sản giật. Thai phụ bị tiền sản giật cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, ánh sáng dịu nhẹ để theo dõi thường xuyên.
Với trường hợp tiền sản giật, cần phải áp dụng ngay các biện pháp vừa giúp cho thai phụ hồi sức, vừa cắt cơn co giật và lấy thai ra ngay để cứu mẹ và thai nhi. Cần có sự phối hợp chặt chẽ của các bác sĩ có kinh nghiệm, các đơn vị nguyên sơ sinh và gây mê hồi sức để chăm sóc một cách tích cực cho cả mẹ và bé.
Theo dõi thường xuyên, quản lý tình trạng thai nghén tốt là một trong những cách hiệu quả nhất để chăm sóc và điều trị cho người bị tiền sản giật, ngăn chặn và hạn chế nguy cơ rủi ro như tai biến nặng cho cả mẹ và thai nhi.