Chăm sóc sức khỏe bản thân và người khác với bệnh HIV/AIDS

Nếu bạn bị nhiễm HIV/AIDS hoặc bạn đang phải chăm sóc ai đó đang nhiễm bệnh thì sẽ có rất nhiều điều cần suy nghĩ. Dưới đây là một vài vấn đề cần xem xét: Các triệu chứng thường thấy của bệnh HIV/AIDS Ở thời kỳ đầu bị nhiễm bệnh, có rất nhiều người hầu như không thấy bất kỳ biểu hiện nào, hiện tượng này thậm chí còn kéo dài theo nhiều năm sau đó, với một số người khác sẽ gặp...

Chăm sóc sức khỏe bản thân và người khác với bệnh HIV/AIDS Chăm sóc sức khỏe bản thân và người khác với bệnh HIV/AIDS

Nếu bạn bị nhiễm HIV/AIDS hoặc bạn đang phải chăm sóc ai đó đang nhiễm bệnh thì sẽ có rất nhiều điều cần suy nghĩ. Dưới đây là một vài vấn đề cần xem xét:

Các triệu chứng thường thấy của bệnh HIV/AIDS

Ở thời kỳ đầu bị nhiễm bệnh, có rất nhiều người hầu như không thấy bất kỳ biểu hiện nào, hiện tượng này thậm chí còn kéo dài theo nhiều năm sau đó, với một số người khác sẽ gặp triệu chứng của hội chứng retrovirus cấp tính. Những biểu hiện này xuất hiện sau khi bị nhiễm, tuy nhiên sau đó sẽ dần biến mất, và nó có biểu hiện giống như việc họ đang phải trải qua những cơn ốm, sốt. Vì thế thường không được để ý.

Các biểu hiện bao gồm:

- Sốt

- Sưng hạch bạch huyết

- Da có biểu hiện bị phát ban

- Các bắp thịt bị đau và nhức

Với một hệ thống miễn dịch kém, những người bị nhiễm HIV còn có thể bị nhiễm trùng cơ hội (tên viết tắt tiếng anh là OIS). Đây là một loại nhiễm trùng thường không thể tấn công vào cơ thể của những người khỏe mạnh . Khi CD4 của 1 người phụ nữ giảm xuống còn 200 hoặc khi bệnh nhiễm trùng cơ hội xuất hiện, điều đó có nghĩa bệnh HIV của người đó đã phát triển sang một giai đoạn mới, giai đoạn này gọi là AIDS. Những dấu hiệu thường thấy của AIDS cũng sẽ được liệt kê dưới đây. Có rất nhiều triệu chứng khác nhau của bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bảng tổng hợp những triệu chứng thường thấy của bệnh HIV và AIDS

Triệu chứng của bệnh HIV Triệu chứng của bệnh AIDS
- Mệt mỏi

- Sụt cân nhanh

- Thường xuyên sốt cấp thấp

- Sưng hạch bạch huyết

- Đổ mồ hôi vào ban đêm

- Tiêu chảy, nôn ói và sụt cân

- Miệng, bộ phận sinh dục, vùng hậu môn bị lở loét

- Da có dấu hiệu bị phát ban, bong tróc

- Bị nhiễm nấm âm đạo khó điều trị hoặc sẽ tái phát sau khi kết thúc đợt điều trị

- Viêm phổi.

- Ho

- Khó thở

- Gặp khó khăn trong việc phối hợp các hoạt động của cơ thể

- Sốt

- Sụt cân

- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

- Đau đầu

- Gặp khó khăn khi nuốt

- Gặp vấn đề về suy nghĩ và trí nhớ

- Bị tiêu chảy nặng và kéo dài

- Mất thị giác

- Cảm thấy buồn nôn, đau bụng và nôn ói

- Bị ung thư da hoặc hệ thống miễn dịch.

Tác dụng phụ của quá trình điều trị

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị căn bệnh này , tuy nhiên, việc làm chậm lại quá trình phát triển của bệnh là hoàn toàn có thể.

Việc điều trị HIV/AIDS cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ. (Ảnh minh họa)
Việc điều trị HIV/AIDS cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ. (Ảnh minh họa)

Dưới đây là một số tác dụng phụ sẽ gặp phải trong quá trình điều trị, bao gồm:

- Buồn nôn

- Nôn ói

- Tiêu chảy

- Mệt mỏi

- Chóng mặt

- Đau đầu

- Phát ban

- Có những thay đổi về việc phân bố lượng mỡ trên từng vị trí của toàn bộ cơ thể, được gọi là (loạn dưỡng mỡ).

Chế độ dinh dưỡng

Ăn những loại thực phẩm lành mạnh và an toàn là đặc biệt quan trọng đối với những người đang nhiễm HIV/ AIDS. Với 1 chế độ ăn lành mạnh luôn giúp cho bạn có mức cân nặng hợp lý cùng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Thậm chí, nó còn giúp cho quá trình điều trị bệnh trở lên dễ dàng. Nếu bạn đang gặp phải một vài vấn đề như đau miệng, tiêu chảy, buồn nôn , bị nôn ói hoặc quá trình điều trị làm ảnh hưởng đến khả năng vị giác hay cảm giác thèm ăn, hoặc việc ăn, nuốt gặp nhiều khó khăn. Hãy chia sẻ điều này cho bác sĩ và y tá của bạn để nhận được sự giúp đỡ, bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích như những chuyên gia dinh dưỡng.

Hãy tìm hiểu thêm để có thêm nhiều kiến thức về chế độ ăn uống lành mạnh khi phải sống chung với bệnh HIV, đồng thời chuẩn bị các loại thức ăn 1 cách an toàn để trách việc lây nhiễm.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện hệ miễn dịch. (Ảnh minh họa)
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện hệ miễn dịch. (Ảnh minh họa)

Lạm dụng chất gây nghiện

Việc sử dụng rượu và ma túy thường gặp ở những người bị nhiễm hoặc đang có nguy cơ nhiễm HIV. Điều này sẽ dẫn đến việc suy yếu khả năng phán xét mọi vật xung quanh, từ đó sẽ dẫn đến các hành vi nguy hiểm, từ đó sẽ đẩy mọi người vào thế nguy hiểm khi có nguy cơ mắc hoặc truyền HIV đến người khác. Thậm chí, nếu bạn đang bị nhiễm HIV, việc sử dụng ma túy sẽ làm cho bạn tiếp tục có nguy cơ nhiễm các chủng khác của HIV và gây ra các bệnh khác như viêm gan C và bênh lao. Bên cạnh đó, sử dụng rượu và ma túy còn làm cản trở quá trình điều trị bệnh và việc điều trị sẽ không thể đạt được kết quả tốt như ban đầu, bạn cũng có thể gặp một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Nếu chẳng may bạn quên không uống thuốc, việc lạm dụng các chất gây nghiện này sẽ dẫn đến các vấn đề về thần kinh và có thể làm cho bệnh ngày một xấu đi. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn không thể ngừng việc sử dụng ma túy hoặc rượu, bác sĩ sẽ cho bạn 1 kế hoạch điều trị việc nghiện rượu và ma túy kết hợp với điều trị bệnh HIV.

Sức khỏe tổng thể

Nếu bạn bị dương tính với HIV, thì bạn nên tập trung vào việc điều trị bệnh và hãy lạc quan về sức khỏe tổng thể của cơ thể mình. Nhờ có việc điều trị mà rất nhiểu người bị nhiễm HIV đã được kéo dài tuổi thọ, cũng có nghĩa là nếu những người phụ nữ đang ở trong giai đoạn nhiễm HIV, họ cũng sẽ phải đối mặc với các vấn đề về sức khỏe như những người phụ nữ lớn tuổi đang gặp phải. Những vấn đề này bao gồm các bệnh tim, tiểu đường, huyết áp cao, loãng xương, viêm khớp và một số bệnh ung thư khác.

Hãy chia sẻ điều này với bác sĩ để có được sự tư vấn kịp thời cho việc giảm bớt những nguy cơ không mong muốn có thể xảy ra đối với các vấn đề khác về sức khỏe, đồng thời hỏi các biện pháp phòng ngừa nếu cần.

Có rất nhiều cách để bạn có thể tự mình ngăn ngừa bệnh tật và các vấn đề sức khỏe khác. Không hút thuốc, duy trì cân nặng hợp lý , lựa chọn chết độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao là các bước điều trị tốt nhất.

Hãy nhớ rằng HIV chỉ là một khía cạnh trong tổng thể sức khỏe của bạn mà thôi.

Tiêm chủng

Những người dương tính với HIV cần được tiêm nhiều loại vacxin khác hơn so với những người có cùng độ tuổi và những người không bị nhiễm bệnh. Một số loại vacxin như vacxin phòng cúm là rất cần thiết, bởi khi bạn nhiễm HIV,

Bạn cần phải ngăn cho việc nhiễm cúm vì hệ thống miễn dịch trong cơ thể đang rất yếu. Nhiễm cúm có thể làm cho tình trạng bệnh trở lên xấu hơn. Những loại vacxin khác như vacxin phòng bệnh sởi thì không có lợi nếu bạn đang nhiễm HIV và có hệ thống miễn dịch kém. Hãy nói với bác sĩ để có thể lựa chọn những loại vacxin phù hợp.

(Nguồn: Women's Health)