Cắt amidan xong có hết bệnh viêm họng không?
Tình trạng viêm amidan là một trong những căn bệnh rất thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em. Cắt amidan là phương pháp điều trị nhằm ngăn chặn sự tái phát của bệnh. Nhưng bên cạnh đó có rất nhiều thắc mắc về vấn đề sau khi cắt amidan xong có bị viêm họng không? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Cắt amidan xong có hết bệnh viêm họng không?
Amidan là các hạch bạch huyết (lympho) có cấu trúc giống thịt nằm ở 2 bên phía sau họng. Amidan có vai trò là hệ thống phòng vệ đầu tiên của hệ miễn dịch, thanh lọc vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng hoặc đường mũi.
Viêm amidan là tình trạng amidan bị nhiễm trùng gây sưng, đau. Biểu hiện khi bị viêm amidan là đau họng, khó nuốt, có thể sốt cao, sưng hạch dưới hàm và hạch cổ, đau đầu, mất tiếng, ...
Tình trạng viêm amidan xảy ra ở mọi lứa tuổi và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nhiều trường hợp viêm amidan cần phải can thiệp sớm bằng phương pháp phẫu thuật để ngăn chặn việc gây khó chịu và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Thủ phạm gây viêm amidan
Có rất nhiều loại virus, vi khuẩn tiềm ẩn có thể là tác nhân gây ra viêm amidan. Trong đó, Epstein – Barr virus, Rhinovirus, Adenovirus, virus cúm, ... là nhóm nguyên nhân chính gây bệnh.
Ngoài ra, yếu tố môi trường và thời tiết tác động vào cũng rất dễ làm niêm mạc bị tổn thương, khiến tỷ lệ người mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan ngày càng gia tăng.
Dấu hiệu cần phải phẫu thuật cắt amidan?
Chỉ định cắt amidan phải được bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng kiểm tra và đưa ra quyết định. Thông thường, có 3 chỉ định cơ bản sẽ được tiến hành làm phẫu thuật cắt amidan, bao gồm:
- Những người bị viêm amidan tái diễn nhiều lần (khoảng 5 – 7 lần/năm), ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.
- Viêm amidan đã xảy ra biến chứng nhiều lần ngay tại amidan hoặc ở toàn thân như: viêm tấy- áp xe thành họng, thấp khớp, hạch cổ, viêm – áp xe quanh amidan, ...
- Tình trạng viêm amidan quá phát gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nuốt như nuốt vướng, nuốt khó, chức năng thở (gây tắc nghẽn đường thở, ngủ ngáy, cơn ngừng thở ngắn, tím tái do thiếu dưỡng khí).
- Điều trị bằng thuốc không hiệu quả: khi amidan bị viêm, bác sĩ có chỉ định kê đơn điều trị nội khoa. Nhưng nếu đã điều trị đúng phác đồ, đúng liều lượng và thời gian nhưng không có dấu hiệu cải thiện thì bác sĩ có thể chỉ định cắt amidan.
Khuyến cáo được đưa ra đối với trường hợp trẻ dưới 5 tuổi không nên cắt amidan và thận trọng cho người trên 45 tuổi, chống chỉ định với người bị cao huyết áp, bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, ...
Vậy sau cắt amidan có hết viêm họng không?
Nguyên nhân gây viêm họng thường được biết đến là do virus (adeno, rhino, ...), liên cầu, nấm, tụ khuẩn, ... và không liên quan đến tuyến amidan. Thực tế cho thấy, nhiều người bị viêm họng thường kéo theo sưng amidan. Tuy nhiên không phải ai bị viêm họng cũng bị đau amidan như khi bị cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng thời tiết, ... Chính vì thế dù cho bạn có cắt amidan hay không thì bệnh viêm họng vẫn có thể xảy ra.
Bạn cũng nên đề phòng trường hợp khu vực viêm amidan chưa được loại bỏ hết, chỗ còn sót lại dễ gây ra viêm nhiễm. lúc này bạn nên đi kiểm tra để có chỉ định y khoa chính xác.
Những người đã cắt amidan không nên chủ quan trong việc bảo vệ sức khỏe, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh viêm họng, tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Khi có dấu hiệu đau họng, viêm họng nên đi khám và điều trị dứt điểm, ngăn chặn việc viêm họng tái diễn nhiều lần. Không nên tự ý mua các loại thuốc ho, thuốc kháng sinh, thuốc xịt họng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Làm sao để phòng bệnh viêm họng sau khi cắt amidan?
Từ việc giải đáp thắc mắc sau cắt amidan có hết viêm họng không cho thấy việc phòng tránh bệnh viêm họng rất quan trọng. Đây là căn bệnh không phải quá khó để phòng ngừa, vì thế chúng ta cần lưu ý những biện pháp phòng tránh có hiệu quả ngừa bệnh cao như sau:
- Vệ sinh răng, miệng, họng mỗi ngày bằng cách súc họng bằng nước muối loãng, đánh răng sau khi ăn, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Nên đeo khẩu trang khi ra đường để tránh ô nhiễm khói bụi. Tránh tiếp xúc với môi trường độc hại cho sức khỏe. Mặc áo đủ ấm khi thời tiết chuyển sang mùa đông, nhất là vùng đầu cổ.
- Nên uống nhiều nước và thường xuyên hoạt động thể chất để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Hạn chế uống nước quá lạnh, quá nóng, ăn kem, ngậm kẹo, ...
- Không nên bật điều hòa quá lạnh trong phòng, chỉ nên giữ ở mức 28 độ C. Phòng ngủ tránh gió lùa, nhất là vào mùa đông dễ gây cảm lạnh, viêm họng.
- Khi mắc bệnh về miệng, răng, xoang, mũi cần điều trị dứt điểm, tránh để mầm bệnh lưu lại dẫn đến lây lan gây viêm họng. Nhằm tránh lây nhiễm bệnh của vi khuẩn, người bệnh nên dùng tay che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Bổ sung vitamin C cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại sự tấn công của mầm bệnh.
- Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh bừa bãi sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh do nhờn thuốc, giảm sức đề kháng, hại gan, thận,...
Xem thêm:
- Làm thế nào để lấy lại giọng nói sau khi cắt amidan?
- Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?