Cân nặng tiêu chuẩn trong 3 tháng đầu mẹ bầu cần biết

Tăng cân là điều chắc chắn đối với những phụ nữ đang mang thai, tuy nhiên tăng cân như thế nào, tăng bao nhiêu cân thì không phải bất cứ mẹ bầu nào cũng giống nhau. Sau đây là những chỉ số cân nặng tiêu chuẩn trong 3 tháng đầu dành cho cả mẹ và thai nhi để cho các mẹ bầu tham khảo.

Cân nặng tiêu chuẩn trong 3 tháng đầu mẹ bầu cần biết Cân nặng tiêu chuẩn trong 3 tháng đầu mẹ bầu cần biết

Tăng cân là điều chắc chắn đối với những phụ nữ đang mang thai, tuy nhiên tăng cân như thế nào, tăng bao nhiêu cân thì không phải bất cứ mẹ bầu nào cũng giống nhau. Dưới đây là những chỉ số cân nặng tiêu chuẩn trong 3 tháng đầu dành cho cả mẹ và thai nhi để cho các mẹ bầu tham khảo đồng thời có chế độ ăn hợp lý để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của thai nhi.

Vì sao mẹ bầu cần tăng đủ cân trong thai kỳ?

Sức khỏe và trọng lượng lúc sinh trẻ liên quan nhiều đến việc người mẹ tăng cân như thế nào trong thai kỳ. Trẻ phát triển rất nhanh trong tử cung do đó cần rất nhiều năng lượng từ mẹ. Đó là lý do thai kỳ cần có nhiều năng lượng kể cả những phụ nữ đã dư thừa cân nặng. Nhiều người cho rằng nếu người mẹ nặng cân thì không cần phải tăng cân nhiều trong thai kỳ, điều đó là hoàn toàn sai lầm. Bởi những người mẹ nặng cân từ trước thì không có nghĩa là họ đủ năng lượng để cung cấp cho đứa trẻ.

Vậy để có một đứa con khỏe mạnh thì trong thai kỳ người mẹ cần tăng bao nhiêu cân là đạt tiêu chuẩn. Điều này phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của người mẹ và không có người phụ nữ nào giống nhau hoàn toàn.
vicare.vn-can-nang-tieu-chuan-trong-3-thang-dau-me-bau-can-biet-body-1

Các yếu tố tăng cân trong thai kỳ

Trẻ: 3.200g – 3.600g.

Nhau thai: 500g – 900g.

Dịch ối: 900g.

Phì đại tuyến vú: 500g.

Tử cung: 900g.

Thể tích máu: 1.400g.

Mỡ cơ thể: 2.300g.

Mô và dịch cơ thể: 1.800g

Cân nặng chuẩn của mẹ trong 3 tháng đầu

Trong vòng 3 tháng đầu, mẹ thường tăng rất ít cân do đó không thấy có sự thay đổi nhiều về vóc dáng. Nguyên nhân đó là trong thời gian này, thai nhi mới đang trong giai đoạn hình thành. Ngoài ra, trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên, nhiều mẹ bầu bị ốm nghén rất nặng và không ăn được nhiều, do đó cũng không tăng cân.

Mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 11,3 – 16kg trong suốt toàn bộ thai kỳ, nếu mẹ bị thiếu cân từ trước thì khi mang thai nên tăng từ 12,7 - 18,3 kg. Cân nặng tiêu chuẩn trong 3 tháng đầu của mẹ nên là khoảng 1kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cần do ốm nghén, nhưng trung bình thì vẫn tăng từ 0,9 - 1,8kg trong 3 tháng đầu tiên.

Mức tăng cân của mẹ bầu khi mang thai có liên quan chặt chẽ đến cân nặng của trẻ sơ sinh. Nếu như mẹ tăng quá ít cân trong thai kỳ thì nguy cơ con sinh ra bị nhẹ cân (dưới 2,5kg) là rất cao. Tuy nhiên, nếu trong 3 tháng đầu mà mẹ đã bị tăng quá nhiều cân thì cũng cần phải xem xét lại chế độ ăn uống sao cho phù hợp hơn, nếu không con sinh ra dễ có nguy cơ bị béo phì và mắc các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bị các biến chứng khi mang thai như phù nề, lượng mỡ cao... Do đó, trong 3 tháng đầu, mẹ chỉ nên tăng từ 0,9 - 1,8 kg là chuẩn nhất.
vicare.vn-can-nang-tieu-chuan-trong-3-thang-dau-me-bau-can-biet-body-2

Cân nặng chuẩn của con trong 3 tháng đầu

Cân nặng, chiều dài của thai nhi là theo từng tuần là thước đo cho thấy sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Đây cũng là điều mẹ bầu quan tâm và theo dõi nhất khi đi siêu âm. Mỗi em bé sẽ có chỉ số cân nặng và chiều dài khác nhau ngay từ 3 tháng đầu.

Với thai nhi thì cân nặng tiêu chuẩn trong 3 tháng đầu sẽ là nặng khoảng 18g và dài 6,5cm. Trong thời gian này, hầu hết các mẹ đều chưa thể cảm nhận được sự thay đổi về trọng lượng của bé. Tuy nhiên, đây là thời gian rất quan trọng bởi đây là lúc trẻ bắt đầu được tượng hình, do đó mẹ cần bổ sung rất nhiều các chất dinh dưỡng như chất béo, chất đạm, vitamin và các khoáng chất.

Nếu cân nặng của bé không nhỏ hơn so với chỉ số ở trên thì mẹ bầu cũng không cần phải quá lo lắng, bởi các kết quả trong giai đoạn này chỉ mang tính chất tương đối. Để cải thiện, mẹ bầu nên có chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy dủ dưỡng chất kết hợp với việc tập luyện đều đặn hàng ngày để thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh.
>>> Xem thêm: Cân nặng ảnh hưởng đến quá trình mang thai như thế nào?