Cách phát hiện bệnh ung thư vòm họng chuẩn xác nhất hiện nay là gì?

Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm, phát sinh từ các tế bào ở vùng vòm họng. Loại ung thư này thường gặp hàng đầu trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ và đứng thứ 4 trong số các loại ung thư nói chung. Tại Việt Nam, tỷ lệ ung thư vòm họng ở nam giới cao hơn nữ giới, độ tuổi thường mắc bệnh là 30 – 50 tuổi, nhất là đối với những người Việt gốc Hoa.

Cách phát hiện bệnh ung thư vòm họng chuẩn xác nhất hiện nay là gì? Cách phát hiện bệnh ung thư vòm họng chuẩn xác nhất hiện nay là gì?

Ung thư vòm họng hiểu như thế nào?

Có thể nói, bệnh ung thư vòm họng thường được phát hiện ra muộn. Nguyên do là bởi bệnh phát triển âm thầm, các triệu chứng của bệnh không có đặc thù nổi bật, dễ nhầm lẫn với những loại bệnh lý khác. Hơn nữa, phần vòm họng ở sâu, thuộc khu vực khó tiếp cận để thăm khám với các bác sĩ không chuyên khoa. Các triệu chứng của ung thư vòm họng gần giống với các triệu chứng của các cơ quan lân cận và thường biểu hiện ở một bên.

Khi khối ung thư lớn thì sẽ xâm lấn vùng lân cận họng như: làm bít hốc mũi gây nghẹt mũi, chảy máu mũi một bên; gây ra chèn nghẹt vòi Eustache nên sẽ có cảm giác bị ù tai, không nghe rõ; khối ung thư ăn sâu vào đáy sọ sẽ gây nhức đầu, làm tê liệt các thần kinh sọ gây ra mắt bị sụp, bị lé. Khi có vài hạch bên cổ lên do ung thư đã lan tràn theo đường lymphô. Ung thư vòm họng sẽ theo đường máu và di căn xa đến xương, phổi hoặc gan của người bệnh.

vicare.vn-cach-phat-hien-benh-ung-thu-vom-hong-body-1

Phát hiện bệnh ung thư vòm họng bằng cách nào?

Để có thể phát hiện bệnh ung thư vòm họng quả thực không hề dễ. Người bệnh có thể theo dõi những triệu chứng như sau để biết được xem mình có mắc bệnh này hay không:

- Quan sát các biểu hiện ở mũi: Khi người bệnh cảm thấy thường xuyên bị ngạt tắc mũi, chảy máu mũi, chảy mủ mũi, nói giọng bỗng chuyển sang giọng mũi.

- Quan sát các biểu hiện ở tai: Khối ung thư ở vòm họng sẽ làm tắc vòi tai gây ra hiện tượng viêm tai giữa. Đồng thời, tai sẽ có biểu hiện đau, ù tai, chóng mặt, khả năng nghe kém, tai có thể sẽ chảy mủ.

- Quan sát các biểu hiện ở mắt: Khi khối ung thư bắt đầu lan rộng vào nền sọ sẽ gây liệt các dây thần kinh chi phối hoạt động của mắt. Khi đó, mắt sẽ có các biểu hiện như: lác mắt, lồi mắt, sụp mi, thị lực bị giảm trầm trọng...

- Quan sát ở cổ khi bỗng dưng có hạch: Đây được coi là dấu hiệu thường hay gặp, có tới 60 - 90% các trường hợp ung thư vòm họng sẽ có biểu hiện này.

Ngoài ra, khi người bệnh có các biểu hiện toàn thân khác thường gặp như: bị đau đầu nhiều, gầy sút cân chỉ trong thời gian ngắn, sốt kéo dài mà không rõ nguyên nhân... thì cũng cần phải được lưu ý.

Sau khi phát hiện bệnh ung thư vòm họng cần làm gì?

Việc tiên lượng bệnh ung thư vòm họng phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn của bệnh khi được phát hiện. Nếu như phát hiện ra bệnh sớm sẽ có tỷ lệ sống trên 5 năm sau khi điều trị, trường hợp này chiếm 70%, có nhiều trường hợp còn khỏi. Với những trường hợp phát hiện ra muộn, tỷ lệ tái phát hoặc di căn sẽ rất cao, tỷ lệ sống thêm được 5 năm nữa sẽ chỉ có từ 10 – 40%. Việc tiên lượng ung thư vòm họng còn phụ thuộc vào thể ung thư, những loại ung thư biểu mô sẽ không phân biệt hóa có tiên lượng tốt nhất vì nó khá nhạy cảm với tia xạ, loại ung thư mô liên kết có kết quả tiên lượng thấp nhất.

vicare.vn-cach-phat-hien-benh-ung-thu-vom-hong-body-2

Sau khi phát hiện bệnh ung thư vòm họng, người bệnh cần chuẩn bị trước tâm lý cho bản thân và đến gặp bác sĩ để lên phác đồ điều trị. Thường sẽ có các phương pháp điều trị như: phương pháp xạ trị - dùng tia xạ để tiêu diệt khối ung thư; phương pháp hóa trị - bao gồm điều trị bằng thuốc uống hoặc bằng thuốc tiêm; phương pháp phẫu thuật – với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã giúp cho phương pháp này phát huy hết hiệu quả của mình. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu một số những phương pháp điểu trị ung thư vòm họng mới, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan.

Dịch vụ sàng lọc ung thư vòm họng tại nhà

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home

Sàng lọc ung thư là cách duy nhất để chẩn đoán các loại ung thư nói chung và ung thư vòm họng nói riêng. Xét nghiệm sàng lọc giúp phát hiện bệnh sớm để có phương án điều trị kịp thời. Phát hiện bệnh ở giai đoạn càng muộn cũng đồng nghĩa với việc khả năng điều trị càng giảm. Ngày nay, ngoài việc đến các cơ sở y tế khám và điều trị bệnh truyền thống thì còn có một phương thức khám và điều trị bệnh mới đó là xét nghiệm tại nhà. Dịch vụ xét nghiệm tại nhà cho kết quả nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian chờ đợi và tránh tiếp xúc với môi trường nhiều vi khuẩn như bệnh viện, phòng khám...

Nếu bạn chưa biết nên đi xét nghiệm ở đâu thì có thể tìm đến Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home, gọi tắt là HoiBenh Home, tại địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội.

HoiBenh Home là công ty chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà với đối tác độc quyền là Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương. HoiBenh Home nhận kết quả từ các bệnh viện công và trả kết quả tại nhà cho khách hàng. Hơn thế nữa, đến với HoiBenh Home, bạn còn được biện luận miễn phí từ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm. Điều đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức mà cam kết chi phí không đắt hơn giá niêm yết tại các bệnh viện lớn.

vicare.vn-cach-phat-hien-benh-ung-thu-vom-hong-body-3

Hiện HoiBenh Home cung cấp Gói xét nghiệm ung thư vòm họng bao gồm 4 xét nghiệm CEA, CA 199, CA 724, SCC. Dưới đây là tổng chi phí xét nghiệm.

  • Giá gói sàng lọc ung thư vòm họng của HoiBenh Home đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 869,000 đồng
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline (024)73.049.779 - 0984.999.501 (Giờ trực: 6-22h) để được tư vấn cụ thể.

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Những dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng
  • Ung thư vòm họng có nguy hiểm không?