Cách điều trị viêm mũi dị ứng dân gian

Hiện nay có rất nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng dân gian vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, phải kể đến một số món ăn và loại cây thuốc từ tự nhiên có tác dụng chữa bệnh có thể áp dụng trong thời gian dài và an toàn. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng một số món ăn và bài thuốc sau đây.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng dân gian Cách điều trị viêm mũi dị ứng dân gian

Hiện nay có rất nhiều cách điều trị viêm mũi dị ứng dân gian vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, phải kể đến một số món ăn và loại cây thuốc từ tự nhiên có tác dụng điều trị bệnh có thể áp dụng trong thời gian dài và an toàn. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng một số món ăn và bài thuốc dưới đây.

Món ăn chữa viêm mũi dị ứng dân gian

Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách điều trị viêm mũi dị ứng dân gian thông qua một số món ăn ngon lành bổ dưỡng sau đây.

Bài 1

Chuẩn bị:

- Chim bồ câu con 90g.

- Tân di 9g, bạch truật 9g, hoàng kỳ 60g, đại táo 12g, gừng tươi và gia vị.

Cách làm:

- Chim bồ câu làm thịt, bỏ ruột, chặt miếng.

- Tân di gói trong túi vải, đại táo bỏ hạt, các vị thuốc còn lại rửa sạch thái phiến.

- Đem tất cả những hỗn hợp trên cho vào nồi hầm kỹ khoảng 60 phút, chế thêm gia vị và ăn nóng trong ngày.

Công dụng:

- Làm thông thoáng lỗ mũi.

- Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt...

Bài 2

Chuẩn bị:

- Thịt bò 90g, tỏi tươi 60g, rau thơm tươi 15g, gạo tẻ 60g và gia vị vừa đủ.

Cách làm:

- Thịt bò rửa sạch thái miếng, tỏi bóc vỏ đập giập, rau thơm thái nhỏ.

- Gạo tẻ vo sạch cho vào nồi ninh thành cháo, khi chín cho thịt bò và tỏi vào đun sôi, bỏ rau thơm vào, chế đủ gia vị và ăn nóng trong ngày.

Công dụng:

- Khu phong trừ hàn, làm giảm xuất tiết và thông lỗ mũi.

- Dùng cho người đang bị mắc viêm mũi dị ứng với các triệu chứng như chảy nước mũi trong, hắt hơi nhiều, ngạt mũi...

vicare.vn-cach-chua-viem-mui-di-ung-dan-gian-body-1
Ảnh minh họa.

Bài 3

Chuẩn bị:

- Đầu cá 2 cái (chừng 150g).

- Tân di 12g, tế tân 3g, bạch chỉ 12g, gừng tươi 15g.

Cách làm:

- Đầu cá bỏ mang làm sạch.

- Gừng tươi thái chỉ, tân di gói vào một túi vải như trà lipton, tế tân và bạch chỉ đem rửa sạch,

- Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước và ninh kỹ trong 2 giờ rồi chế thêm gia vị.

Công dụng:

- Khu phong tán hàn, làm thông mũi.

- Dùng cho những người bị viêm mũi dị ứng với các triệu chứng như đau đầu, đau cổ gáy, hắt hơi, sổ mũi và ngạt mũi nhiều...

Thuốc chữa viêm mũi dị ứng dân gian

1. Chữa viêm mũi dị ứng bằng hoa ngũ sắc

Cây hoa ngũ sắc (cây hoa cứt lợn, cây cỏ hôi...) là một vị thuốc dùng phổ biến trong dân gian dùng để chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng rất hiệu quả và an toàn. Theo nghiên cứu, trong thành phần của hoa ngũ sắc có chứa lượng tinh dầu và các chất hóa học có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, phù nề, chống dị ứng cả cấp và mãn tính rất tốt.

Phương pháp điều trị

- Lấy khoảng 100gr cây hoa ngũ sắc tươi, rửa sạch, để ráo rồi sau đó giã nát vắt lấy nước cốt.

- Hàng ngày, vệ sinh mũi sạch sẽ rồi sau đó dùng bông gòn thấm với nước cốt hoa ngũ sắc, nhét vào bên lỗ mũi bị đau sau khoảng 15 – 20 phút rút bỏ bông và hỉ mũi.

- Cách này giúp làm sạch và thông thoáng mũi rất tốt.

2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa cũng là một vị thuốc dùng trong đông y để điều trị nhiều căn bệnh, nhất là bệnh viêm mũi dị ứng rất hiệu quả. Theo đông y, vị thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm ho, chống dị ứng...

Phương pháp điều trị

- Lấy quả ké đầu ngựa đem rửa sạch, để ráo nước rồi đem sao cho tới khi ngả sang màu xám thì tán thành bột mịn. Pha với nước để uống.

- Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 4g. Thực hiện liên tục trong khoảng 2 - 3 tuần sẽ cho hiệu quả tốt.

vicare.vn-cach-chua-viem-mui-di-ung-dan-gian-body-2
Ké đầu ngựa.

3. Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Tỏi không chỉ là một gia vị đặc trưng rất cần thiết trong bếp mà nó còn có tác dụng rất lớn trong việc điều trị viêm mũi dị ứng.

Phương pháp điều trị

- Cách 1: Ép tỏi lấy dịch rồi pha cùng 1 chút mật ong. Hòa đều vào nhau rồi thấm vào bông gòn và nhét vào mũi mỗi ngày 3 lần.

- Cách 2: Bóc vỏ rồi đem thái nhỏ hoặc giã nát, cho vào chai ngâm với khoảng 1 lít rượu trắng, để trong 10 ngày và thỉnh thoảng lắc chai rượu, khi rượu chuyển từ màu trắng sang màu nghệ thì bắt đầu uống được. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 1 muỗm café.

Ngoài 2 cách trên ra, bạn có thể ăn tỏi tươi để chữa viêm mũi dị ứng. Với 2 tép tỏi trong bữa ăn hàng ngày, tình trạng nghẹt mũi và hắt hơi sẽ được cải thiện đáng kể.

Các cách điều trị viêm mũi dị ứng dân gian được nêu ra ở trên tương đối cần bạn phải bỏ ra khá nhiều thời gian chuẩn bị và thực hiện. Vì vậy, hãy kiên trì để điều trị căn bệnh viêm mũi dị ứng này.

Xem thêm:

  • Chữa viêm mũi dị ứng quanh năm
  • Rượu tỏi “thần dược” điều trị viêm mũi dị ứng