Cách điều trị thoái hoá đốt sống cổ bằng các bài tập đơn giản
Thoái hóa đốt sống cổ được xem là một trong số những căn bệnh phổ biến nhất của xã hội hiện nay. Bệnh đang "tấn công" nhiều người, kể cả giới trẻ, làm giảm chất lượng cuộc sống. Hãy tham khảo cách chữa thoái hóa đốt sống cổ của chuyên gia trước khi quá muộn.
Cách điều trị thoái hoá đốt sống cổ bằng các bài tập đơn giản
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ đang "tấn công" nhiều người, kể cả giới trẻ, làm giảm chất lượng cuộc sống. Hãy tham khảo cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ của chuyên gia trước khi quá muộn.
Thoái hóa đốt sống cổ được xem là một trong số những căn bệnh phổ biến nhất của xã hội hiện nay. Bệnh không chỉ xuất hiện ở những người trung, cao tuổi mà tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng gia tăng, đặc biệt là những bạn làm văn phòng, ngồi lâu một chỗ hoặc cúi nhiều. Bệnh phát triển khá âm thầm nhưng lại gây ra những ảnh hưởng to lớn tới sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân.
Tham khảo ngay cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ tốt nhất dưới đây để xóa tan cơn đau, đưa bệnh nhân trở lại sinh hoạt bình thường.
Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ
Cũng như bệnh thoái hóa khớp nói chung, diễn tiến của bệnh thoái hóa đốt sống cổ khá âm thầm. Những triệu chứng khi mới bắt đầu thường mờ nhạt, xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn và mất dần khiến người bệnh chủ quan. Khi bệnh diễn tiến nặng hơn, những cơn đau xuất hiện rõ rệt, dày đặc với cường độ cao hơn gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân.
Thông thường, các cơn đau xuất hiện khi cổ vận động, từ gáy lan ra hai tai, đầu, vùng trán rồi lan xuống bả vai... Kèm theo đó, bệnh nhân có thể cảm thấy nôn nao, chóng mặt, xuất hiện tình trạng chi dưới yếu hoặc ngã đột ngột. Thậm chí, có những người bị thoái hóa lâu năm còn thường xuyên bị đau, buốt cả cánh tay, bàn tay, đau nhức đỉnh đầu và nhức chói ở hốc mắt...
Thoái hóa đốt sống cổ nếu không được phòng chống, điều trị kịp thời có thể gây ra thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Việc điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cũng rất khó khăn, hầu hết phải điều trị ngoại khoa nhưng vẫn để lại những di chứng nguy hiểm.
Các bài tập tốt cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ
1. Bài tập gập cổ
Đứng thẳng hai chân rộng bằng vai với mười ngón tay đan vào nhau, lòng bàn tay hướng lên trên ép chặt trước bụng, cổ gập về phía trước.
Bạn nên cố gắng giữ cho cằm chạm vào phần ngực. Tiếp theo, lật lòng bàn tay úp xuống dưới, hai tay duỗi thẳng, ngửa đầu ra sau từ 3-5 giây. Bạn nên thực hiện bài tập này mỗi ngày từ 3-5 lần.
2. Bài tập xoay cổ
Bạn có thể thực hiện bài tập này khi cảm thấy mỏi cổ do đứng hoặc ngồi quá lâu. Tư thế đầu tiên là ngồi thư giãn, cúi thấp cổ, cố gắng đến khi cổ chạm cằm và giữ lưng thẳng. Tiếp theo, nghiêng cổ sang trái gập vào bả vai trái, nghiêng cổ sang phải gập vào bả vai phải, ngửa cổ ra sau, mắt hướng lên trần nhà. Thực hiện lại mỗi thao tác khoảng 2 lần, giữ 5 giây đối với mỗi tư thế và dừng lại khi cảm thấy căng cơ cổ.
3. Bài tập lực cân bằng
Đặt 2 tay phía trước trán, tạo thành 1 lực để đẩy đầu về phía sau. Đồng thời, đầu và cổ cũng tạo 1 lực cân bằng chống lại lực của tay, giữ đầu ở vị trí thẳng đứng. Bạn giữ tư thế này trong 10 giây, đến khi khớp cổ thấy mỏi thì từ từ hạ tay xuống và dừng lại. Thực hiện động tác này trong khoảng 5 lần.
4. Bài tập thả lỏng cơ cổ
Với bài tập này, bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi khi cảm thấy mỏi cổ. Sử dụng ngón trỏ và 3 ngón còn lại miết nhẹ từ chân tóc đến khu vực cổ, hai vai gáy và ngược lại. Thực hiện động tác liên tục trong khoảng 2-3 phút với lực tay vừa phải nhằm giúp các cơ và khớp cổ được thả lỏng.
Một số giải pháp hỗ trợ khác
- Cách chọn gối: Nên có một chiếc gối có thể lõm xuống ở vùng đầu, độ cao 10 - 15cm. Nên đảm bảo cổ được chạm vào gối, được gối đỡ chắc chắn, không nên có khoảng trống ở vùng cổ khi ngủ quá lâu.
Người có thói quen nằm nghiêng nên chuẩn bị chiếc gối có chiều cao bằng với vai để đảm bảo đầu thẳng. Khi ngủ thì không nên vừa nằm vừa ngồi kiểu đọc sách dài, không được để tay lên quá trán khi ngủ.
- Hạn chế vận động quá mức: Để phòng và điều trị bệnh thì tốt nhất là không nên bắt cổ phải làm việc quá sức, giảm tải gánh nặng cho cổ một cách tối đa cho đến khi tình trạng được hồi phục.
- Cẩn thận khi di chuyển: Khi cần đi lại nhiều, hoặc du lịch, phải ngồi nhiều trên tàu xe, bạn nên mang theo chiếc gối đỡ cổ để đảm bảo rằng cổ không bị "vặn vẹo" quá mức.
- Một số thói quen làm "hỏng" xương cổ cần thay đổi hoặc điều chỉnh gấp như tư thế đi, đứng, ngồi, nằm, đọc sách, xem điện thoại.
Thuốc là giải pháp đầu tiên mà rất nhiều bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ tìm đến nhằm giảm bớt cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, với tác dụng tạm thời, thuốc chỉ có thể giúp bệnh nhân chống chọi với cơn đau trong một thời gian ngắn, hoàn toàn không thể chữa đau . Thậm chí khi sử dụng thuốc, người bệnh còn gặp phải các tác dụng phụ hoặc các biến chứng khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy hãy áp dụng ngay cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng những bài tập đơn giản ở trên, đây là một giải pháp chữa đau an toàn và hiệu quả.
Theo Phụ Nữ News
Xem thêm:
- 12 nguyên nhân gây loãng xương và thoái hóa xương khớp bạn nên biết
- Chữa thoái hóa khớp tại trung tâm thừa kế và ứng dụng Đông Y Việt Nam