Cách chữa bệnh lỏng khớp gối

Mặc dù không gây đau đớn thường xuyên nhưng lỏng khớp gối lại mang đến những hệ quả âm thầm, khó lường. Điều đáng nói là dấu hiệu bị lỏng khớp gối rất khó nhận biết, đến khi biết được thì bệnh đã để lại di chứng nặng nề. Vậy lỏng khớp gối là như thế nào và cách chữa bệnh lỏng khớp gối như thế nào mới hiệu quả?

Cách chữa bệnh lỏng khớp gối Cách chữa bệnh lỏng khớp gối

Mặc dù không gây đau đớn thường xuyên nhưng lỏng khớp gối lại mang đến những hệ quả âm thầm, khó lường. Điều đáng nói là dấu hiệu bị lỏng khớp gối rất khó nhận biết, đến khi biết được thì bệnh đã để lại di chứng nặng nề. Vậy lỏng khớp gối là như thế nào và cách chữa bệnh lỏng khớp gối như thế nào mới hiệu quả? HoiBenh sẽ giúp độc giả tìm hiểu rõ hơn về điều này qua bài viết dưới đây.

Những điều cần biết về lỏng khớp gối

Có thể nói, lỏng khớp gối là một trong những chấn thương khớp gối thường hay gặp. Nó chính là tình trạng khớp gối sưng lên chút rồi lại xẹp xuống, sau đó người bệnh sẽ thấy khớp gối mình không còn chắc như trước. Thế nhưng, khi chụp X-quang lại sẽ không phát hiện ra dấu hiệu bị gãy xương, bị rạn xương hay có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Bệnh chính là hiện tượng khớp gối bị lỏng lẻo do dây chằng chéo trước bị tổn thương, nó không phải là bệnh liên quan đến khớp. Để phát hiện ra xem có bị lỏng khớp gối hay không, chúng ta dựa vào một số những triệu chứng như sau:

- Đầu gối ban đầu hơi sưng, nhưng sau đó vết sưng tự giảm, người bệnh không bị đau.

- Người bệnh sẽ có cảm giác đầu gối lỏng lẻo, không vững chắc.

- Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong vận động bình thường như khi đứng trụ bằng một chân, khi đi lại sẽ cảm thấy khó khăn vì khớp gối lỏng lẻo.

- Khi người bệnh tham gia những hoạt động thể thao như đá bóng sẽ cảm thấy lực đá của mình rất yếu, khi chạy nhanh còn có thể bị ngã.

- Khi người bệnh di chuyển trên địa hình không bằng phẳng, khớp gối sẽ bị trẹo vì dây chằng cố định khớp gối lúc này đã bị dãn ra. Khi đi nhanh còn rất dễ vấp và ngã.

- Lúc đi xuống dốc hoặc cầu thang, người bệnh khó có thể kiểm soát hoạt động của đôi chân.

Những triệu chứng này sẽ được cảm nhận rõ hay không còn tùy thuộc vào mức độ nặng hoặc nhẹ của lỏng khớp gối.

vicare.vn-cach-chua-benh-long-khop-goi-body-1

Những nguyên nhân gây lỏng khớp gối

Trước khi tìm hiểu về cách chữa bệnh lỏng khớp gối, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân của bệnh này. Nguyên nhân được xác định chủ yếu do người bệnh vận động quá mạnh mà ra, nhất là khi thực hiện những động tác chạy nhanh rồi dừng đột ngột hoặc chuyển hướng đột ngột. Nguyên nhân cũng có thể là do người bệnh từng bị va chạm trong cuộc sống thường ngày.

Những người làm cầu thủ đá bóng thường là đối tượng chủ yếu nhất của chấn thương lỏng khớp gối. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn tới phong độ và sự chuyên nghiệp của bản thân họ. Cầu thủ đá bóng có thể mất tới 2 năm mới có thể bình phục nếu như không may bị lỏng khớp gối.

Lỏng khớp gối là chấn thương không thể tự khỏi, điều này rất ít người biết nên dẫn tới tâm lý chủ quan, coi thường chấn thương do nó ít gây ra sự đau đớn. Khớp gối được tạo nên bởi hệ thống xương khớp chắc chắn, được bao quanh bởi hệ thống bao khớp, bởi cơ bắp và dây chằng. Hệ thống dây chằng chéo đằng trước và đằng sau nối hai đầu xương của khớp gối giữ vai trò rất quan trọng, giúp khớp gối luôn nằm ở trung tâm của khớp.

Khi bị lỏng khớp đầu gối sẽ chủ yếu là do tổn thương đứt hoặc do dây chằng bị trật ra ngoài. Khi đó, phần cơ đùi sẽ phải làm việc cật lực để giữ sự ổn định của khớp gối. Thời gian dài về sau, cơ đùi sẽ bị teo, đùi bị suy yếu dần làm cho vận động khớp gối sẽ suy giảm thấy rõ. Nếu như không được khắc phục kịp thời, người bệnh sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận động.

vicare.vn-cach-chua-benh-long-khop-goi-body-2

Cách điều trị lỏng khớp gối như thế nào mới hiệu quả?

Trước đây, những bệnh nhân bị lỏng khớp gối thường được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc để khắc phục nhưng phương pháp này không hiệu quả. Thế nên, bây giờ các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khớp gối cho các bệnh nhân.

Sau khi phẫu thuật được khoảng 2 ngày, người bệnh sẽ được áp dụng phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu để nhằm phục hồi chức năng của khớp gối, ngăn ngừa được tình trạng teo cơ đùi và bị ứ đọng máu. Trong 2 – 3 tuần đầu tiên, bệnh nhân sẽ phải di chuyển bằng nạng, sau đó sẽ không cần thiết phải dùng nạng nhưng vẫn phải tiếp tục phương pháp vật lý trị liệu và phải cực kỳ lưu ý những hoạt động có liên quan đến khớp gối.

Người bệnh sẽ bình phục và hoạt động bình thường sau 9 tháng điều trị. Để quay lại hoạt động thể thao thì thời gian này có thể kéo dài đến 12 tháng hoặc là lâu hơn thế.

Như vậy, lỏng khớp gối là một trong những bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động của chúng ta. Trên đây, HoiBenh đã giới thiệu tới độc giả cách chữa bệnh lỏng khớp gối mà hiện nay đang phổ biến, hiệu quả nhất. Khi có những dấu hiệu bất thường với khớp gối, chúng ta cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được điều trị kịp thời.