Các cách giúp việc điều trị trầm cảm trở nên có hiệu quả
Tập thể dục hoặc khi bạn làm những hoạt động khiến cho tim đập nhanh hơn, điều này rất rốt cho quá trình điều trị trầm cảm.
Các cách giúp việc điều trị trầm cảm trở nên có hiệu quả
Điều trị trầm cảm là một việc không hề dễ dàng, dưới đây là một số cách giúp quá trình này trở nên hiệu quả hơn.
1. Chờ đợi một thời gian để thuốc phát huy tác dụng
Thường bạn có thể mất ít nhất một vài tuần để thuốc điều trị trầm cảm phát huy tác dụng - và khoảng thời gian 12 tuần sẽ cho bạn biết liệu thuốc bạn đang dùng có hiệu quả hay không. Bạn và bác sĩ của bạn có thể phải thử nghiệm các loại thuốc để tìm ra đúng liều, đúng thuốc, hoặc thậm chí cần có sự kết hợp của nhiều loại thuốc. Đừng bỏ cuộc. Các nghiên cứu cho thấy rằng nhiều người trưởng thành mắc bệnh trầm cảm đều có khả năng cao cần đến sự hộ trợ của thuốc.
2. Đừng bỏ dở việc điều trị bằng thuốc
Bạn không thể bị nghiện thuốc chống trầm cảm, nhưng bạn có thể có những triệu chứng giống như khi cai nghiện nếu bạn ngừng dùng một số thuốc chống trầm cảm quá nhanh. Đột ngột dừng uống thuốc có thể khiến bạn đau đầu, đau cơ, đau dạ dày, hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Đừng từ bỏ việc dùng thuốc cho đến khi có sự chỉ định của bác sĩ. Họ sẽ hướng dẫn bạn một lịch trình cắt giảm lượng thuốc một cách từ từ.
3. Uống thuốc đúng cách
Hãy hỏi kỹ bác sĩ bạn nên uống thuốc vào lúc nào, có được uống thuốc trong bữa ăn hay cần cách bữa ăn một khoảng thời gian. Ngay cả vitamin, thuốc bổ, và các loại thuốc không cần kê đơn như thuốc ho cũng có thể ảnh hưởng đến thuốc chống trầm cảm. Hãy hỏi bác sĩ bạn cần phải làm gì nếu bạn bỏ lỡ giờ uống thuốc: Bạn nên uống thuốc càng sớm càng tốt hay chờ cho đến khi giờ uống thuốc tiếp theo?
4. Lưu ý các tác dụng phụ của thuốc
Nhiều tác dụng phụ sẽ biến mất trong vòng một hoặc 2 tuần, nhưng nếu thời gian lâu hơn có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải điều chỉnh lại thuốc đang dùng. Hãy chú ý các triệu chứng mất ngủ, buồn nôn, tăng cân, chóng mặt, và các vấn đề tình dục. Theo dõi bất kỳ vấn đề bất thường bạn gặp phải và thăm khám bác sĩ để điều chỉnh phác đồ điều trị. Nếu bạn đã từng có ý định tự tử, bạn cần nói chuyện với gia đình hoặc bác sĩ ngay lập tức.
5. Hãy chia sẻ tất cả mọi thứ
Trầm cảm thường là kết hợp của các triệu chứng về thể chất, tình cảm và tinh thần. Các nghiên cứu cho thấy rằng cách hiệu quả nhất để điều trị trầm cảm chính là kết hợp điều trị thuốc và vật lý trị liệu. Bạn có lựa chọn tư vấn tâm lý, như liệu pháp nhận thức, bằng cách tham gia một nhóm tương trợ. Hãy học cách đối mặt với các cuộc xung đột, tổn thương tinh thần, mất mát hoặc căng thẳng, những nguyên nhân gây bệnh, từ đó giúp cho bạn cảm thấy thoải mái hơn.
6. Vận động cơ thể
Rèn luyện thể chất cũng quan trọng như chăm sóc tinh thần. Tập thể dục có thể giảm bớt các triệu chứng trầm cảm, đặc biệt là khi bạn làm những hoạt động khiến tim đập nhanh hơn. Trong thực tế, tập thể dục đôi khi có thể có tác dụng như thuốc chống trầm cảm đối với những người mắc trầm cảm thể nhẹ và trung bình. Nó giúp giảm bớt căng thẳng và mang lại cho bạn một cảm giác hạnh phúc. Tập thể dục có thể ngay lập tức giúp bạn cảm thấy tốt hơn và khi bạn gắn bó lâu dài với việc luyện tập, những cảm xúc này sẽ kéo dài theo.
7. Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe giúp cho cơ thể bạn làm việc tốt nhất. Và khi cơ thể bạn đang ở trong thể trạng tốt,việc điều trị của bạn cũng sẽ thuận lợi. Thiếu một số loại vitamin và khoáng chất có thể làm cho bệnh trầm cảm trở nên tồi tệ hơn. Và các nghiên cứu cũng cho thấy rằng các loại thực phẩm có hại cho tim - chất béo chuyển hóa - thậm chí có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh trầm cảm. Ngoài ra, hạn chế uống rượu hoặc không uống hoàn toàn nếu bạn và bác sĩ của bạn đều cho rằng sử dụng rượu là một vấn đề.
8. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc khiến tâm trạng của bạn tốt hơn và giúp bạn đối phó với sự căng thẳng. Trong thực tế, hầu hết những người bị trầm cảm thường có vấn đề về giấc ngủ. Để ngủ ngon giấc hơn, bạn nên tập thể dục, ăn đúng bữa, đi ngủ đúng giờ, hạn chế caffeine và rượu, đi ra ngoài vào ban ngày, và có một thói quen thư giãn khi ngủ.
9. Tư duy ra khỏi giới hạn
Phương pháp điều trị không như truyền thống hay các phương pháp thay thế có thể làm giảm một số triệu chứng, giúp bạn thư giãn và giảm bớt các vấn đề như đau người hay lo lắng, có thể khiến cho bệnh trầm cảm nặng hơn.
- Châm cứu
- Yoga
- Massage
- Thiền
- Bấm huyệt (ấn vào huyệt đạo ở bàn chân hoặc bàn tay được cho là một cách điều trị bệnh)
10. Vitamin và các chất dinh dưỡng khác
Những người thiếu vitamin D có nhiều khả năng bị trầm cảm, nhưng việc bổ sung vitamin D không phải lúc nào cũng giúp họ cảm thấy tốt hơn. Một số nghiên cứu cho thấy rằng EPA (eicosapentaenoic acid), được tìm thấy trong dầu cá có thể giúp điều trị bệnh trầm cảm. Một loại thuốc mới được gọi là L-methylfolate (Deplin) - hứa hẹn tăng hiệu quả của thuốc chống trầm cảm. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để xem nếu loại thuốc này có phù hợp với bạn không.
11. Cân nhắc sử dụng cây St. John's Wort
Loại thảo dược cổ St. John's Wort thường được dùng để điều trị bệnh trầm cảm ở châu Âu. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nó có tác dụng như thuốc cho trường hợp nhẹ. Nhưng nó không cho thấy hiệu quả cao trong các trường hợp bệnh trầm cảm nghiêm trọng. Nó cũng có thể tương tác với các thuốc chống trầm cảm, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại cây này.
12. Hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thêm các loại thuốc bổ
- SAMe: (s-S-Adenosylmethionine) Một số nghiên cứu cho thấy nó có hiệu quả như thuốc chống trầm cảm.
- 5-HTP: (5 hydroxytryptophan) Đây là một lọa thuốc tiền thân vô cùng phổ biến của serotonin nhưng chưa được kiểm chứng chắc chắn về độ an toàn và hiệu quả cho bệnh trầm cảm
- Omega-3 axit béo: Rất tốt cho tim và hứa hẹn có hiệu quả đối với bệnh trầm cảm, nhưng chưa khuyến khích sử dụng.
- Valerian: Không có bằng chứng cho thấy loại thuốc này có hiệu quả với bệnh trầm cảm.
- Kava: Cũng chưa được kiểm chứng, và có thể gây nguy hiểm cho gan.
Tìm hiểu thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.
Theo: WebMD