Các cách điều trị viêm mũi dị ứng an toàn cho bà bầu

Điều trị viêm mũi dị ứng cho bà bầu không đơn giản như người bình thường vì khi điều trị sai cách có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Khi mang thai, những biểu hiện ốm nghén đã đủ khiến các mẹ khổ sở nay lại thêm chứng hắt hơi, sổ mũi do viêm mũi dị ứng mang lại thật không thoải mái chút nào.

Các cách điều trị viêm mũi dị ứng an toàn cho bà bầu Các cách điều trị viêm mũi dị ứng an toàn cho bà bầu

Tìm hiểu về viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng thường tồn tại từ trước khi mang thai, mặc dù bệnh có thể phát triển hoặc được ghi nhận lần đầu tiên trong thai kỳ. Bệnh nhân viêm mũi dị ứng đôi khi than phiền có triệu chứng hắt hơi nhiều, ngứa mũi, chảy nước mũi, một số bệnh nhân đồng thời bị ngứa và kích ứng mắt. Nguyên nhân phổ biến gây viêm mũi dị ứng gồm mạt bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông thú vật.

Dữ liệu cho thấy viêm mũi không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được, bệnh viêm mũi có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thai bằng cách ảnh hưởng đến dinh dưỡng thai kỳ, giấc ngủ, hoặc căng thẳng. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy viêm mũi không kiểm soát được có thể là nguyên nhân gây ra ngáy ngủ, điều này có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và thai chậm phát triển trong tử cung, Không kiểm soát được bệnh viêm mũi cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn đi kèm hoặc dẫn đến viêm xoang trong quá trình mang thai. Vì vậy, điều trị hợp lý bệnh viêm mũi trong thời kỳ mang thai có thể giúp người phụ nữ tránh khỏi tiếp xúc với các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc kháng sinh và các glucocorticoid đường uống.

vicare.vn-cac-cach-dieu-tri-viem-mui-di-ung-an-toan-cho-ba-bau-body-1

Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng an toàn cho bà bầu

Cách dùng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng cho bà bầu

Theo Ds. Hoàng Thị Vinh (Khoa Dược - Bệnh viện Từ Dũ, thuốc sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng cho phụ nữ mang thai gồm có:

Natri cromolyn xịt mũi

Có thể được coi là một liệu pháp hàng đầu cho viêm mũi dị ứng nhẹ trong thai kỳ do có tính an toàn cao. Natri cromolyn được hấp thu tối thiểu vào hệ tuần hoàn, và được Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa kỳ (FDA) phân loại an toàn mức độ B.

Glucocorticoid dạng xịt mũi

Dựa trên các dữ liệu sẵn có về tính an toàn của các chế phẩm glucocorticoid dạng hít với liều cao hơn dạng xịt mũi, glucocorticoid đường mũi có hiệu quả cao đối với viêm mũi dị ứng và được coi là thích hợp để sử dụng trong thai kỳ. Phụ nữ có thai nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả.

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin ít hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng so với glucocorticoid đường mũi, đặc biệt là để làm giảm nghẹt mũi và chảy nước mũi trong. Một số nghiên cứu đã đánh giá sự an toàn của thuốc kháng histamin trong thời kỳ mang thai. Hầu hết phụ nữ mang thai có nhu cầu dùng thuốc kháng histamin thích hợp nhất với thế hệ hai, bởi vì các thuốc này ít có tác dụng an thần và tác dụng phụ cholinergic cũng thấp hơn so với thế hệ một.

Thuốc xịt mũi kháng histamin

Không có dữ liệu về tính an toàn trên người của azelastine hoặc olopatadine dạng xịt mũi, mặc dù nghiên cứu trên động vật cho thấy an toàn. Cho đến khi có thêm thông tin, nên tránh sử dụng các loại thuốc này trong thời kỳ mang thai, trừ khi bệnh nhân chỉ đáp ứng với duy nhất một trong hai thuốc trên trước khi mang thai.

Thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi kết hợp

Pseudoephedrin được khuyến cáo nên tránh sử dụng trong tam cá nguyệt đầu, glucocorticoid xịt mũi là lựa chọn thay thế phù hợp cho phụ nữ mang thai. Thuốc xịt glucocorticoid có hiệu quả đặc biệt trong việc làm giảm nghẹt mũi.

vicare.vn-cac-cach-dieu-tri-viem-mui-di-ung-an-toan-cho-ba-bau-body-2

Phương pháp dùng thuốc đông y

- Bài 1: Hoa cứt lợn tươi 1 cái, lá khế tươi 2 lá, lá bạc hà tươi 2-3 lá. Ba thứ nghiền nát, gói vào gạc, nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút.

-Bài 2: Hoa cứt lợn tím tươi 10 cái, rửa sạch, nghiền nhỏ hòa với 10ml cồn 70? rồi lọc qua gạc sạch để được một dung dịch màu xanh. Mỗi ngày dùng bông gòn tẩm ướt dung dịch này đặt vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 5-10 phút.

- Bài 3: Lá cóc mẳn (nga bất thực thảo) giã nát nút vào lỗ mũi

- Bài 4: Lá cóc mẳn 65g, tân di 15g. Sắc lấy nước, lọc qua gạc sạch rồi nhỏ mũi, mỗi ngày 3 lần.

- Bài 5: Kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 10g, bèo cái tía 30g. Sắc trong 300ml nước còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày.

- Bài 6: Tân di 60g, ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 6g, hành 90g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, tán bột, cho thêm một chút bột thạch cao, băng phiến, lô cam thạch. Mỗi ngày, buổi trưa và tối trước khi ngủ, rửa sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, rồi dùng bông y tế chấm bột thuốc vào trong lỗ mũi.

- Bài 7: Dịch ép tỏi một phần, mật ong 2 phần, hòa đều nhỏ mũi 3 lần trong ngày.

- Bài 8: Tổ ong 1 miếng, nhai nát nuốt nước bỏ bã, mỗi ngày 2-3 lần.

- Bài 9: Dây mướp (ty qua đằng), lấy đoạn gần gốc khoảng 1 m, thịt lợn gầy 60g. Tất cả rửa sạch thái nhỏ nấu chín, uống nước ăn thịt lợn. Mỗi ngày 1 lần, 5 ngày là 1 liệu trình, dùng từ 1-3 liệu trình.

- Bài 10: Tân di 15g, trứng gà 2 quả, cho tân di vào nấu với 2 bát nước còn 1 bát, trứng gà luộc chín bỏ vỏ, chích 10 lỗ xung quanh rồi đun với nước sắc tân di 1 bát, uống nước ăn trứng.

- Bài 11: Óc lợn 1 đôi, trứng gà 2 quả. Đánh đều, gia thêm một chút đường phèn và rượu lâu năm, hấp ăn.

vicare.vn-cac-cach-dieu-tri-viem-mui-di-ung-an-toan-cho-ba-bau-body-3

Cách điều trị không dùng thuốc

- Cách 1: Bấm huyệt Nghinh hương. Huyệt Nghinh hương nằm ở canh 2 cánh mũi. Lấy 2 ngón tay trỏ đặt vào huyệt day lên day xuống đồng thời hít mạnh vào. Bên nào bị nghẹt mũi thì bên đó hít mạnh hơn sau đó thở ra bằng miệng. Nếu dịch trong mũi vẫn chưa thông thì nắn chóp mũi lắc qua lại đồng thời hít mạnh cho đến khi thông mũi hoàn toàn.Sau khi đường thở mũi đã thông lấy ngón tay cái đặt vào đỉnh đường nhân trung môi sát ngay mũi đẩy 5-7 lần. Thực hiện động tác này 3-7 lần trong ngày.

- Cách 2: Đắp tỏi giã nhuyễn lên huyệt Dũng tuyền. Nối đầu ngón chân thứ hai kể từ ngón cái với điểm giữa gót chân, huyệt Dúng tuyền nằm ở khoảng 2/5 từ đỉnh ngón chân thứ 2 đi xuống.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ phát hiện nguy cơ dị tật thai nhi

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
vicare.vn-cac-cach-dieu-tri-viem-mui-di-ung-an-toan-cho-ba-bau-body-4

Hiện HoiBenh Home cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Giá gói xét nghiệm:

  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 11-13: 721,000 đồng.
  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22: 720,000 đồng.
  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36: 505,000 đồng.

Cách tính tổng giá xét nghiệm:

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Viêm mũi dị ứng máy lạnh như thế nào?
  • Ngăn ngừa biến chứng viêm mũi dị ứng