Các biến chứng của viêm VA

Viêm VA là một dạng bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ và có thể gây nên rất nhiều biến chứng cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ có thể hạn chế và phòng ngừa được những biến chứng nếu viêm VA nếu như được điều trị đúng cách. Bài viết sau đây, HoiBenh sẽ cung cấp thông tin liên quan đến những biến chứng của viêm VA để các bậc phụ huynh cùng tham khảo.

Các biến chứng của viêm VA Các biến chứng của viêm VA

Viêm VA là một dạng bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ và có thể gây nên rất nhiều biến chứng cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ có thể hạn chế và phòng ngừa được những biến chứng nếu viêm VA nếu như được điều trị đúng cách. Bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ cung cấp thông tin liên quan đến những biến chứng của viêm VA để các bậc phụ huynh cùng tham khảo.

1. VA là gì?

VA là chữ viết tắt từ tiếng Pháp Vesgestation Adenoides. Ở Việt Nam, VA được gọi là sùi vòm mũi họng. VA có từ lúc trẻ mới sinh, bản chất VA là tổ chức lympho giống với amidan. Thông thường VA chỉ dày khoảng 2 - 3mm và không gây cản trở hô hấp. V.A thường phát triển từ khi trẻ 6 tháng tuổi và phát triển mạnh lúc trẻ được 2 - 5 tuổi. Còn từ 9 -10 tuổi thì VA sẽ teo dần và chỉ còn dấu vết ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, ở một số người do viêm VA kéo dài thành quá phát nên VA vẫn còn tồn tại đến tuổi trưởng thành.

vicare.vn-cac-bien-chung-cua-viem-va-body-1

2. Nguyên nhân gây viêm VA

Do trẻ thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nên VA rất hay bị viêm, nhưng thường ở mức nhẹ. Khi sức đề kháng của trẻ suy yếu, vi khuẩn quá nhiều sẽ xâm nhập toàn bộ VA. Khi đó, trẻ sẽ bị viêm VA và có biểu hiện: sốt, ho, sổ mũi, rối loạn tiêu hóa...

Nếu trẻ bị viêm VA kéo dài, thì thể tích của VA sẽ tăng lên và gây hẹp cửa mũi sau của trẻ. Tình trạng này sẽ làm giảm lượng không khí ra vào phổi, dẫn đến thiếu oxy làm cho trẻ khó thở. Thêm vào đó, lượng dịch tiết ở mũi đọng lại ngày càng nhiều, nước mũi chảy ra phía trước và gây nghẹt mũi, trẻ sẽ có biểu hiện: lờ đờ, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi, hay quấy khóc. Khi ở môi trường ẩm, vi khuẩn cộng sinh trong hốc mũi sẽ trở thành vi khuẩn gây bệnh và gây ra bệnh viêm VA. Nước mũi từ bên trong sẽ trở thành nước mũi có màu đục, rồi nước mũi màu trắng, màu vàng hay màu xanh.

3. Dấu hiệu viêm VA

- Sốt cao: khi bị viêm VA, trẻ sẽ bị sốt cao 39 – 40 độ, đôi khi còn gây ra co giật.

- Bị nghẹt mũi: do VA lớn che kín cửa mũi sau nên trẻ không thể thở được bằng mũi.

- Ngủ ngáy: viêm VA làm cho trẻ bị nghẹt mũi, hẹo đường thở nên khi ngủ trẻ thường hay há mồm thở ngủ ngáy.

- Chảy mũi: khi bị viêm VA, lúc đầu trẻ sẽ có biểu hiện chảy mũi trong sau đó nước mũi có màu trắng, vàng hoặc xanh, trẻ thường xuyên chảy nước mũi.

- Tiêu chảy: trẻ bị viêm VA thường nuốt đờm, dịch, mủ từ VA chảy xuống nên làm cho bụng thường khó tiêu, hoặc bị tiêu chảy.

- Chán ăn: do trẻ hay nuốt mủ, dịch từ VA vào bụng nên thường xuyên bị rối loạn tiêu hoá, làm cho bụng trẻ đầy hơi và trở nên chán ăn.

- Trẻ quấy khóc, giấc ngủ chập chờn không sâu giấc: do bị nghẹt mũi và khó thở nên khiến cho trẻ ngủ chập chờn, hay bị giật mình và thường xuyên quấy khóc về đêm.

vicare.vn-cac-bien-chung-cua-viem-va-body-2

4. Biến chứng của viêm VA

Viêm nhiễm đường hô hấp trên

Do VA nằm ở nóc vòm nên khi bị viêm VA mủ có thể chảy xuống họng gây ra viêm phế quản, viêm mũi họng, viêm phế quản rít, nặng hơn còn gây ra viêm phổi. Một số trường hợp khác còn có thể gây viêm phế quản hen.

Viêm tai giữa cấp

Trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao từ 39 đến 40 độ C. Do khi bị viêm VA, vi khuẩn từ VA sẽ theo đường vòi nhĩ lên tai gây ra viêm tai giữa cấp. Lúc đầu màng nhĩ chỉ có biểu hiện đỏ, sau đó sẽ sưng phồng, làm cho trẻ khóc và than đau tai. Màng nhĩ sẽ mờ hơn sau đó do có dịch và mủ trong hòm nhĩ. Nếu bệnh viêm VA mà không được chữa trị, thì màng nhĩ của trẻ có thể bị thủng, chảy mủ ra ống tai ngoài, có mùi tanh và hôi.

Viêm tai giữa tiết dịch

Viêm VA quá phát có thể gây tắc vòi nhĩ và làm thay đổi áp lực trong hòm nhĩ, gây xuất tiết dịch, khiến trẻ nghe kém. Nếu bệnh không được điều trị tích cực, thì dịch đọng lại ở trong hòm nhĩ sẽ làm cho màng nhĩ lõm dính vào thành trong khiến trẻ bị ù tai, nghe kém, lâu dần bệnh có thể gây ra điếc

Viêm Amidan cấp

Nếu không điều trị bệnh viêm VA bệnh có thể chuyển thành viêm amidan cấp gây cho trẻ bị đau họng, amidan bị sưng đỏ, sốt cao 39 độ C – 40 độ C.

Viêm thanh quản

Khi bị viêm VA, mủ từ VA sẽ đổ xuống họng và vào thanh quản gây ra viêm thanh quản cấp, làm cho trẻ bị khàn tiếng, khó thở thanh quản và ho.

Viêm phế quản phổi

Sau khi mủ tràn qua hạ họng, xuống thanh quản rồi chảy vào phế quản sẽ gây ra viêm phế quản, nếu nặng thì có thể dẫn đến viêm phổi. Trẻ sẽ cảm thấy khó thở, khi hít thở sẽ có nhiều tiếng rít, ran nổ, ran ầm ở hai lá phổi.

Gây rối loạn tiêu hóa

Khi trẻ bị viêm VA, một phần mủ sẽ chảy vào đường tiêu hóa do trẻ nuốt vào dạ dày gây ra rối loạn tiêu hóa, trẻ bị đầy hơi, hay ói khi ăn, hoặc chán ăn...

Nghẹt mũi, ngưng thở khi ngủ

Do viêm VA nên VA to ra sẽ làm bít tắc cửa mũi sau và amidan làm cho trẻ không thở được bằng mũi, thường phải thở bằng miệng. Điều này dẫn đến giảm thông khí phế quản và lâu dần làm giãn phế nang, nếu tình trạng này kéo dài thì trẻ có thể sẽ bị suy tim trái. Khi ngủ trẻ thường bị ngưng thở mỗi lần khoảng 10 giây, mỗi đêm trẻ ngưng thở vài chục lần.

vicare.vn-cac-bien-chung-cua-viem-va-body-3

5. Điều trị viêm VA

Nếu trẻ bị viêm VA nhẹ thì không cần phải điều trị bằng thuốc, chỉ cần đảm bảo dinh dưỡng tối đa và nâng cao thể trạng cho trẻ để giúp tăng sức đề kháng là bệnh có thể tự khỏi. Thêm vào đó, cha mẹ nên thường xuyên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%, giữ vệ sinh và ủ ấm cho trẻ khi thời tiết giao mùa.

Trong trường hợp trẻ bị viêm VA cấp hoặc nặng hơn, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị kịp thời. Chú ý việc sử dụng các loại thuốc hạ sốt, kháng sinh, kháng dị ứng, kháng viêm, giảm đau, phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu trẻ bị viêm VA nặng và bị nghẹt mũi hoàn toàn, thì rất dễ dẫn đến những biến chứng của bệnh, khi đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật nạo VA.