Bướu cổ ảnh hưởng tới thai nhi hay không?

khi bị bệnh bướu cổ người mẹ cũng có thể bị sảy thai hoặc có các biến chứng ảnh hưởng đến thai nhi như nhiễm độc thai nghén hoặc bị sản giật.

Bướu cổ ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Bướu cổ ảnh hưởng tới thai nhi hay không?

Hiện nay các căn bệnh về nội tiết như cường giáp, suy giáp.. là những căn bệnh khá phổ biến. Bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng phổ biến trong đó là phụ nữ đang mang thai. Vậy bướu cổ có ảnh hưởng tới thai nhi không nếu như bệnh nhân đang trong thời kỳ mang thai.

Bệnh bướu cổ ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?

Bệnh bướu cố có thể xuất hiện trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ ở người phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó vì các nguy cơ của căn bệnh như suy tim, rối loạn nhịp tim... nếu như không được điều trị tốt thì người mẹ cũng có thể bị sảy thai hoặc có các biến chứng ảnh hưởng đến thai nhi như nhiễm độc thai nghén hoặc bị sản giật.
vicare.vn-buou-co-anh-huong-den-thai-nhi-nhu-the-nao

Ngoài ra đối với những người mắc bệnh này, nhất là đối với phụ nữ có thai thì bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn, do đó có nguy cơ rất cao là bị cường giáp cấp và có tỷ lệ tử vong khá cao. Trong 3 tháng cuối của thai nhi thì mức độ bệnh bướu cổ thường có biểu hiện suy giảm, nhưng sau khi sinh thì bệnh lại có dấu hiệu nặng lên. Vì thế lời khuyên tốt nhất cho phụ nữ bị bệnh bướu cổ đó là nếu muốn có thai thì hãy đợi tới khi điều trị khỏi bệnh, nếu không muốn ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Nên làm gì khi bị bướu cổ trong lúc mang thai?

Nếu như trong khi đang điều trị bệnh bướu cổ mà mang thai ngoài ý muốn thì hoàn toàn có thể giữ ại thai, điều quan trọng là cần phải thường xuyên đi khám khoa nội tiết để được các bác sỹ tư vấn và theo dõi sự phát triển của thai nhi tốt hơn. Nhưng những trường hợp muốn bỏ thai để không bị ảnh hưởng tới em bé trong bụng thì cần phải xem xét lại mức độ bị bệnh và có lời khuyên đúng của bác sĩ chuyên khoa.

vicare.vn-buou-co-anh-huong-den-thai-nhi-nhu-the-nao

Tuy nhiên cũng cẩn hiểu rõ rằng bướu cổ có ảnh hưởng tới thai nhi rất lớn, do lúc này cường giáp ở người mẹ không kiểm soát tốt nồng độ hormone tuyến giáp trong máu người mẹ khá cao, do đó nồng độ tuyến giáp của thai nhi cũng cao làm tăng nhịp nhau thai khiến cho thai nhi bị nhẹ cân hơn với tuổi của mình, hoặc có thể người mẹ sẽ để non hoặc nghiêm trọng hơn có thể thai bị chết lưu. Chính vì thế để tốt cho cả mẹ và bé thì không nên mang thai ở giai đoạn điều trị bệnh bướu cổ.

>>> Xem thêm: Bệnh bướu cổ nên kiêng ăn gì?