Bụng bầu của mẹ thay đổi như thế nào trong thai kỳ?

Mang thai là một quá trình kỳ diệu mà người phụ nữ nào cũng mong muốn được trải qua trong đời. Để chăm sóc tốt nhất cho bé và chuẩn bị tinh thần cho việc mang thai chị em hãy cùng HoiBenh tìm hiểu trong thời gian dài mang thai bụng bầu của chúng ta sẽ có những thay đổi gì.

Bụng bầu của mẹ thay đổi như thế nào trong thai kỳ? Bụng bầu của mẹ thay đổi như thế nào trong thai kỳ?

Các bác sĩ thường phân chia thai kỳ thành ba giai đoạn chính. Đây không chỉ là giai đoạn phát triển của em bé trong bụng mẹ mà còn là ba lần thay đổi rõ rệt nhất về hình dạng của bụng bầu.

Ba tháng đầu thai kỳ

Giai đoạn này em bé trong bụng mới chỉ là phôi thai, yêu cầu lượng chất dinh dưỡng rất ít và chưa có sự phát triển vượt trội nào nên sự thay đổi của bụng bầu là rất nhỏ. Phần lớn thai phụ không nhận biết được có thai hay không bằng mắt thường trong hai đầu tiên. Bước qua tháng thứ ba, tử cung bắt đầu nở rộng ra nên bụng mẹ cũng theo đó mà nhô dần lên và có thể quan sát được. Tuy có thể trông thấy được bụng mẹ nhô lên, nhưng lúc này bé mới chỉ lớn khoảng 15 – 20g, tức là tương đương với một quả táo nhỏ mà thôi.

Giai đoạn này mẹ không cần ăn quá nhiều mà chỉ cần tăng thêm một ít chất đạm trong mỗi bữa ăn để con có thể nhận được nhiều dinh dưỡng hơn. Thông thường ba tháng đầu mẹ bầu sẽ tăng khoảng 2 – 4 kg tuỳ thể trạng.

vicare.vn-bung-bau-cua-me-thay-doi-nhu-the-nao-trong-thai-ky-body-1

Mang thai từ tháng thứ 4 – tháng thứ 6

Đây được gọi là ba tháng giữa thai kỳ. Giai đoạn này rất quan trọng đối với cả thai phụ và thai nhi. Hầu hết các dị tật bẩm sinh của bé sẽ được xác định trong thời kỳ này nên mẹ sẽ mang thai tiếp hay ngừng mang thai sẽ do những chẩn đoán của giai đoạn này quyết định. Về hình dáng của bụng bầu thì mỗi ngày trong giai đoạn giữa sẽ lại có một sự thay đổi chứ không “im lìm” như ba tháng trước đây nữa.

Ở tháng thứ tư bụng mẹ vồng nhẹ lên, cơ thể cũng có nhiều thay đổi diễn ra. Tuyến sữa bắt đầu phát triển nên đôi khi mẹ sẽ thấy đau nhức ngực. Tử cung dãn rộng tạo áp lực không nhỏ chút nào cho vùng thắt lưng nên những cơn đau lưng thường xuyên kéo tới. Bé lúc này nặng 300g và bắt đầu có những cú búng nhẹ nhàng mà chúng ta gọi là “máy thai”.

Qua tháng thứ năm sự thay đổi của bụng bầu lại càng mãnh liệt, bụng mẹ sẽ to hơn nữa, thai nhi trong bụng nặng khoảng 600g. Những cơn đau lưng nhiều lên nên mẹ sẽ cần được ngồi dựa lưng nhiều hơn. Mẹ cũng phải chuyển qua mặc đồ rộng rãi khi bước vào tháng thứ năm để tránh chèn ép thai nhi trong bụng và gây khó chịu cho bản thân.

Ở tháng thứ sáu mẹ sẽ không thể giấu tình trạng mang thai của mình được nữa. Sự thay đổi của bụng bầu khiến bụng và ngực to lên gấp rưỡi để chuẩn bị cho kỳ sinh nở. Ở tháng thai thứ sáu bé nặng khoảng 1 – 1,1 kg và bắt đầu đạp, cựa quậy rõ rệt trong bụng mẹ.

Trong thời kỳ giữa thai kỳ mẹ bầu được khuyên tăng từ 5 – 7kg, ngủ nhiều, hạn chế vận động mạnh để giữ cho thai vững vàng và phát triển tốt.

vicare.vn-bung-bau-cua-me-thay-doi-nhu-the-nao-trong-thai-ky-body-2

Ba tháng cuối thai kỳ

Tử cung mẹ to lên rõ rệt, bụng bầu lộ rõ và có những chèn ép khiên cơ thể mệt mỏi, di chuyển khá vất vả. Lúc này tử cung cũng ép thành dạ dày làm mẹ khó ăn được nhiều trong một bữa. Nếu muốn cấp đủ chất cho con mẹ buộc phải chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 5 – 6 bữa.

Các hormone trong cơ thể thay đổi khiến mẹ gặp các tình trạng như nám da, nhức mỏi xương khớp, phù tay chân. Thai nhi trong giai đoạn này cũng tăng trưởng rất nhanh. Suốt ba tháng cuối bé có thể tăng khoảng 1,5 – 2,2kg tính từ tháng thứ 6. Còn mẹ bầu có thể sẽ tăng thêm 4 – 5 kg trong suốt giai đoạn này. Sự thay đổi của bụng bầu và cân nặng sẽ giúp mẹ xác định được sự phát triển của con để điều chỉnh chế độ ăn nghỉ và dinh dưỡng.

Mẹ cũng không cần quá lo lắng nếu thấy bụng bầu của mình nhỏ hơn người khác. Hãy cố gắng tập trung vào chế độ ăn, các bài tập thể dục trước sinh, biện pháp hít thở thay vì lo lắng về sự thay đổi của bụng bầu. Những bài tập này sẽ giúp mẹ thuận tiện hơn trong quá trình sinh nở và để con sinh ra được mạnh khoẻ, an toàn.