Bố mẹ nên đưa bé trai đi khám "cậu nhỏ" khi có biểu hiện gì?

"Cậu nhỏ" và vùng xung quanh là khu vực nhạy cảm nhất của bé trai. Bố mẹ nên đưa bé trai đi khám "cậu nhỏ" khi thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào khác thường (màu sắc, kích thước, đau ngứa, cảm giác gì đó khác thường...) Đó là lý do bố mẹ cần chủ động theo dõi và đưa bé trai đi khám sớm.

Bố mẹ nên đưa bé trai đi khám Bố mẹ nên đưa bé trai đi khám "cậu nhỏ" khi có biểu hiện gì?

"Cậu nhỏ" là vùng xung quanh là khu vực nhạy cảm nhất của bé trai. Bố mẹ nên đưa bé trai đi khám "cậu nhỏ" khi thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào khác thường (màu sắc, kích thước, đau ngứa, cảm giác gì đó khác thường...). Đó là lý do bố mẹ cần chủ động theo dõi và đưa bé trai đi khám sớm.

1. Những biểu hiện khác thường ở “cậu nhỏ” của bé trai cần phải chú ý

Khi thấy "cậu nhỏ" của bé trai gặp phải các vấn đề sau thì bố mẹ đừng chần chừ mà phải đưa con đi khám ngay:

  • Có vết thương hay dấu hiệu lạ ở đầu dương vật mà không thấy đau khi chạm vào.
  • Trẻ kêu đau hay sưng ở bìu.
  • Trẻ đi tiểu nhiều và cảm thấy nóng, rát sau khi tiểu.
  • Có nhiều dịch bất thường tiết ra ở đầu "cậu bé".
  • Da quy đầu của trẻ bị đau và sưng.
  • Quan sát thấy trẻ đi tiểu khó, có cảm giác đau, nước tiểu không mạnh.

2. “Cậu nhỏ” của các bé trai thường gặp phải những vấn đề gì?

vicare.vn-bo-me-nen-dua-be-trai-di-kham-cau-nho-khi-co-bieu-hien-gi-body-1

Theo các bác sĩ, nhiều bé trai dương vật quá ngắn (nếu độ dài từ xương mu đến đầu dương vật dưới 2cm), nhiều bố mẹ chủ quan cho là bé quá béo. Nhưng đó có thể do bất thường như rối loạn nội tiết tố, dương vật bị vùi... do đó cần đưa đi khám ngay. Theo BS Nguyễn Thành Như - Trưởng đơn vị Nam khoa, Bệnh viện Bình Dân TP HCM thì dương vật ngắn là vấn đề rất phức tạp. Có bé thực ra không phải dương vật ngắn mà là bị vùi dương vật (da bìu tràn lên dương vật, hoặc bao quy đầu có vòng xơ dài gây bít hẹp, khiến “chim” bé bị vùi lấp vào trong do bẩm sinh, hoặc do cắt da quy đầu không đúng, hay dương vật thụt hẳn vào bên trong cơ thể).

Vùi dương vật thường kèm theo hẹp da quy đầu, là tình trạng chiếm gần 1⁄2 các bệnh lý bất thường về bộ phận sinh dục ở bé trai phải vào bệnh viện điều trị. Bố mẹ có thể kiểm tra, xác định trước khi đưa bé đi khám bằng cách: Sờ bóp nhẹ, nếu bị vùi thì không chạm được thân dương vật hoặc chạm được rất ít, chỉ sờ được da quy đầu. Nếu thấy da bìu có xu hướng chạy hướng lên trên dương vật, thì cần đưa con đi khám.

Có nhiều trường hợp bé trai bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục vì không được vệ sinh hàng ngày. Hoặc vệ sinh không đúng cách nên bao quy đầu cặn trắng đọng lại, có mùi hôi, viêm nhiễm. Có bé thì cặn đã chuyển sang vàng, đóng hòn, đóng cục, dịch như bã đậu. Còn có bé bị nhiễm khuẩn nặng, nhưng bố mẹ không biết. Chỉ khi "cậu nhỏ" của con sưng to bố mẹ mới hốt hoảng đưa con đi khám thì phát hiện bao quy đầu chưa lộn, bít kín khiến vệ sinh không sạch, nước tiểu đọng lại bên trong gây viêm nhiễm...

Trẻ nhỏ hiếu động, nhiều bé thấy ngứa là gãi, cấu "cậu nhỏ" khiến tình trạng tổn thương, viêm nhiễm càng nặng... Không ít trường hợp mẹ được bác sĩ hướng dẫn nong bao quy đầu cho con nhưng làm không đúng phương pháp khiến "chim" bé bị sưng, nhiễm trùng...

Những trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu nặng khiến trẻ đau đớn khi đi tiểu, bí tiểu, nhiễm khuẩn đường niệu và nhiễm khuẩn vùng da dương vật... Nếu không được điều trị kịp thời thì tới tuổi trưởng thành nguy cơ ung thư dương vật sẽ cao hơn người bình thường.

3. Thời điểm thích hợp để đưa bé đi kiểm tra cậu nhỏ

vicare.vn-bo-me-nen-dua-be-trai-di-kham-cau-nho-khi-co-bieu-hien-gi-body-2

Khuyến cáo từ các bác sĩ, việc khám bộ phận sinh dục cho trẻ cần được tiến hành 6 tháng một lần để bác sĩ có thể kiểm tra mức độ bị nhiễm khuẩn dưới bao quy đầu. Một số trường hợp viêm nhiễm nặng có thể sẽ tiến hành cắt bao quy đầu, ưu tiên là bóc tách và nong bao quy đầu để tránh các chấn thương tâm lý và biến chứng nhiễm trùng cho trẻ.
Bố mẹ không nên kéo bao quy đầu với lực mạnh, vì có thể làm chảy máu hoặc tổn thương, thậm chí gây ra sẹo - sẽ khiến việc kéo bao quy đầu xuống gặp khó khăn và khó giữ vệ sinh bên trong. Sẹo cũng có thể gây đau cho trẻ khi quan hệ ở tuổi trưởng thành.
Tất cả những vấn đề thường gặp ở bé trai đều có tác động nhất định tới tâm lý, khả năng sinh sản duy trì nòi giống của nam giới sau này. Đó là lý do khi bố mẹ phát hiện thấy có sự bất thường thì cần đưa bé tới các bệnh viện chuyên khoa nam khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nhất là các bệnh lý nam khoa hay gặp ở trẻ như hẹp bao quy đầu, thoát vị bẹn, tinh hoàn ẩn, viêm nhiễm đường sinh dục, bất thường và chấn thương hệ sinh sản...). Việc chữa trị các bệnh này phải được tiến hành sớm để tránh mặc cảm cho trẻ.
Sau khi tìm hiểu các thông tin trên đấy chắc hẳn bạn đã biết: Bố mẹ nên đưa bé trai đi khám "cậu nhỏ" khi có biểu hiện gì? Nếu không đi khám rất có thể ở tuổi trưởng thành trẻ sẽ phải đối mặt với một loạt rắc rối liên quan đến bệnh lý nam khoa mà mình mắc phải. Các bố mẹ nhớ chú ý điểm này để bảo vệ con mình một cách tốt nhất.

Xem thêm:

  • Cách lột bao quy đầu tại nhà cho bé trai không đau lại đúng cách do bác sĩ nam khoa tư vấn
  • Tại sao bé trai chậm nói hơn bé gái?
  • Cách dùng que thử rụng trứng để sinh con trai