Biến chứng nguy hiểm khi mang thai: Nhau tiền đạo
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu hết sức phải chú ý những dấu hiệu bất thường và những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé. Nhau tiền đạo là một trong những biến chứng nguy hiểm mà mẹ cần tìm hiểu để biết cách xử lý kịp thời.
Biến chứng nguy hiểm khi mang thai: Nhau tiền đạo
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu hết sức phải chú ý những dấu hiệu bất thường và những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé. Nhau tiền đạo là một trong những biến chứng nguy hiểm mà mẹ cần tìm hiểu để biết cách xử lý kịp thời.
1. Nhau tiền đạo là gì?
Nhau tiền đạo là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai, phụ thuộc vào vị trí bám của bánh nhau mà gây ra mức độ nguy hiểm như thế nào với sản phụ và thai nhi.
Nói cách khác, nhau tiền đạo nghĩa là bánh nhau nằm trước đường đi của thai nhi khi sanh ngã âm đạo và là nguyên nhân chính gây chảy máu trong thời kỳ mang thai, khi chuyển dạ và thậm chí sau sinh. Do đó, trong những trường hợp này đa số phải mổ lấy thai.
Nhau tiền đạo là một trong những biến chứng nguy hiểm làm dẫn đến băng huyết trong quá trình sinh nở của mẹ, đe dọa tử vong cho cả mẹ và bé.2. Dấu hiệu nghi ngờ nhau tiền đạo
Triệu chứng thường gặp nhất là xuất huyết âm đạo bất thường hay xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Sản phụ đột ngột bị ra huyết không rõ nguyên nhân, không đau bụng, máu ra đỏ tươi sau khi ra ngoài đông lại thành cục, những lần đầu lượng máu ra thường ít sau đó tình trạng ra huyết âm đạo có thể lặp lại nhiều lần và lần sau thường ra máu nhiều hơn lần trước. Nếu sản phụ đi lại nhiều, làm việc nặng hay giao hợp thì dễ bị ra máu hơn. Ngoài ra, các cơn co thắt tử cung cũng là một trong các dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng bị nhau tiền đạo.
Vì vậy, khi mẹ thấy có biến chứng nguy hiểm như ra máu bất thường thì cần đến cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán kịp thời tránh gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
3. Ảnh hưởng của nhau tiền đạo trên mẹ và bé
Nhau tiền đạo có thể dẫn đến băng huyết trong thai kì và khi sinh, điều đó dễ gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ và thai nhi.
Đối với người mẹ
Việc chảy máu liên tục lặp lại nhiều lần và lần sau ra nhiều hơn lần trước có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, mất sức. Việc chảy máu trong một thời gian dài có thể gây sốc cho cơ thể của người mẹ và mất quá nhiều máu có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Trường hợp nhau tiền đạo bám gần cổ tử sung, sau khi sinh nhau tiền đạo bị bóc tách khiến cổ tử cung bị hở dễ dàng để vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Trong trường hợp nặng, có thể cần phải cắt bỏ tử cung nếu bánh nhau tiền đạo cài chặt vào cơ tử cung không tách ra khỏi lớp niêm mạc tử cung được.
Tùy thuộc vào tình trạng diễn tiến của nhau tiền đạo, sản phụ có thể được bác sỹ khuyên nghỉ ngơi tại giường ở nhà hoặc tại bệnh viện cho đến khi em bé được sinh ra. Đối với trường hợp nhau tiền đạo chỉ bám thấp ở cổ tử cung không cản trở lối ra của thai nhi hoặc nếu bánh nhau bám ở mép hoặc che một phần cổ tử cung thì sản phụ có thể nghỉ tại giường ở nhà và hạn chế vận động, không để vùng bụng phải chịu bất kỳ một chấn động nhỏ nào để tránh kích thích tử cung gây chảy máu, tránh quan hệ tình dục, khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Đối với thai nhi
Vào 3 tháng cuối thai kỳ, nhau tiền đạo có thể gây chảy máu nhiều dẫn đến người mẹ bị sốc, vì vậy để cứu người mẹ bác sĩ buộc phải mổ lấy thai sớm cho dù thai nhi vẫn chưa đủ tháng. Việc sinh non này có thể đặt thai nhi trong tình trạng bị suy hô hấp do người mẹ bị thiếu máu vì ra huyết nhiều nên thai nhi dễ suy dinh dưỡng, suy thai. Ngoài ra, vì bánh nhau nằm ở phần dưới tử cung làm cho thai nhi khó xoay đầu xuống nên dễ xảy ra tình trạng ngôi thai bất thường, ví dụ như ngôi mông hay ngôi ngang.
Hãy tìm hiểu thật kỹ về các dấu hiệu trên để bạn có thể sớm nhận biết những biến chứng nguy hiểm và có biện pháp xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé.