Biến chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em như thế nào?

Bệnh thủy đậu tuy là bệnh lành tính nhưng biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra đều rất nguy hiểm. Trên thực tế, có rất ít các bậc cha mẹ hiểu biết về biến chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em cũng như sự nguy hiểm của từng loại biến chứng ra sao. Hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu vấn đề này để chăm sóc con bạn một cách tốt nhất trước căn bệnh thủy đậu.

Biến chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em như thế nào? Biến chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em như thế nào?

Bệnh thủy đậu tuy là bệnh lành tính nhưng biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra đều rất nguy hiểm. Trên thực tế, có rất ít bậc cha mẹ hiểu biết về biến chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em cũng như sự nguy hiểm của từng loại biến chứng ra sao. Hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu vấn đề này để chăm sóc con bạn một cách tốt nhất trước căn bệnh thủy đậu.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu có thể gặp ở mọi lứa tuổi và bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, trẻ em lại là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất và thường bị nhiễm chủ yếu vào mùa đông, xuân – 2 mùa khiến bệnh bùng phát thành dịch nhanh nhất.

Varicella-Zoster Virus là căn nguyên gây ra bệnh này. Ngoài ra thì loại siêu virus này con gây nên căn bệnh zona thần kinh. Đối với các mẹ bầu, bệnh thủy đậu là căn bệnh rất nguy hiểm khi nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình cấu tạo thai nhi và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của thai nhi.

Bệnh thủy đậu có khả năng lây truyền trực tiếp thông qua đường hô hấp, đó là lý do tại sao bệnh dễ chuyển thành dịch và bùng phát. Vì vậy mà có rất nhiều trường hợp, một trẻ mắc bệnh sẽ khiến cả trường mẫu giáo mắc bệnh là như vậy.

vicare.vn-bien-chung-benh-thuy-dau-o-tre-em-nhu-the-nao-body-1

Và không dừng lại ở đó, bệnh cũng có thể lây lan gián tiếp thông qua các đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân như khăn lau mặt, chăn ga gối đệm... Và một số hiếm trẻ bị lây bệnh khi tiếp xúc với người bị zona thần kinh.

Triệu chứng của người mắc bệnh thủy đậu thường là sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu... và dấu hiệu dễ nhận biết nhất là phát ban thủy đậu. Vùng da phát ban sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác vô cùng ngứa ngáy. Vì vậy mà đối với trẻ em, cha mẹ cần chú ý tránh để cho trẻ cào, cấu, gãi vào những nốt thủy đậu trên vùng da phát ban.

Nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng sau thì gia đình cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức để điều trị kịp thời:

  • Sốt cao và không thể hạ sốt dù đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau.
  • Mụn nước (mụn thủy đậu) mọc ở toàn thân, đồng thấy các mụn nước có hiện tượng tấy đỏ và chứa mủ đục.
  • Có xuất hiện hiện tượng co giật ở trẻ.

Nếu không đưa trẻ đi khám chữa kịp thời, các biến chứng của bệnh thủy đậu sẽ bắt đầu phát tác và hậu quả vô cùng nguy hiểm như gây viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm gan... và nặng nhất là gây tử vong cho trẻ.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu ở trẻ em

Như đã nói ở trên, nhiều bậc cha mẹ không biết đến sự nguy hiểm của những biến chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em như thế nào. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu rõ qua vài biến chứng được liệt kê dưới đây:

1. Biến chứng bội nhiễm da

Đây là loại biến chứng thường gặp nhất ở trẻ em bị mắc bệnh thủy đậu. Các mụn nước thủy đậu lúc này đã gây ra những tổn thương lớn trên bề mặt da của trẻ, đồng thời gây viêm nhiễm, sưng tấy, mưng mủ, lở loét và nhiễm khuẩn da. Biến chứng này có thể điều trị được nhưng nó sẽ gây ra sự khó chịu, ngứa ngáy và đau nhức toàn cơ thể cho trẻ nhỏ. Điều đáng nói là những tổn thương do mụn nước gây ra sẽ để lại sẹo không bao giờ lành trên làn da của trẻ.

vicare.vn-bien-chung-benh-thuy-dau-o-tre-em-nhu-the-nao-body-2

2. Viêm cầu thận cấp

Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm khi trẻ bị nhiễm bệnh thủy đậu nặng – tức gia đình phát hiện chậm và chậm trễ khi chữa trị. Biến chứng khiến trẻ đi tiểu ra máu và có khả năng hủy hoại thận của trẻ nếu không được điều trị kịp thời.

3. Các loại viêm não

Đây cũng được coi là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thủy đậu nhưng thường gặp ở người lớn nhiều hơn là ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, dù là ở đối tượng nào thì nếu gặp biến chứng này, người bệnh có thể tử vong và nếu có chữa trị kịp thời thì ít nhiều sẽ để lại di chứng.

4. Viêm phổi

Biến chứng này khiến trẻ bị ho ra máu, nhịp thở bị rối loạn, trẻ thấy khó thở và nếu thở thì thở rất nhanh, sốt cao khó hạ. Biến chứng này cũng có thể dẫn đến tử vong cho trẻ.

5. Tổn thương thần kinh trung ương

Biến chứng này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp tới não bộ của trẻ và thường để lại di chứng sau điều trị. Dù không gây tử vong cao nhưng hậu quả để lại có thể ảnh hưởng tới toàn bộ tương lai của trẻ như trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, liệt một số chứng năng của cơ thể...

vicare.vn-bien-chung-benh-thuy-dau-o-tre-em-nhu-the-nao-body-3

6. Biến chứng thai phụ

Không được tính vào những biến chứng cho trẻ nhỏ nhưng lại liên quan tới biến chứng sau sinh đối với trẻ sơ sinh. Người phụ nữ đang mang bầu mà bị nhiễm bệnh thủy đậu sẽ khiến thai nhi đối mặt với những dị tật bẩm sinh, khuyết tật bẩm sinh, teo não... hoặc có thể sảy thai..

Ngoài những biến chứng điển hình trên, còn có một số biến chứng khác có thể kể đến như:

  • Gây ra các căn bệnh viêm tai như viêm tai giữa, viêm tai ngoài, lở loét trong tai, bội nhiễm tai...
  • Nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết) gây tử vong.
  • Tiền nguyên nhân dẫn đến căn bệnh Zona thần kinh về sau.
  • Gây viêm thanh quản.

Qua bài viết này, mong rằng các bậc cha mẹ đã biết những biến chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em như thế nào, và cũng biết tới sự nguy hiểm nếu không phát hiện và chữa trị bệnh thủy đậu kịp thời cho trẻ. Hãy chú ý tới sức khỏe của bé nhiều hơn và chúc cả gia đình luôn mạnh khỏe.