Bị cảm lạnh uống thuốc gì?

Cảm lạnh (còn được gọi là viêm mũi họng, sổ mũi cấp hoặc cảm lạnh),là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi. Hiện tại không có loại thuốc hay thảo dược nào có thể làm giảm thời gian bị cảm cúm, việc điều trị cảm lạnh thông thường chủ yếu chỉ làm giảm các triệu chứng bệnh.

Bị cảm lạnh uống thuốc gì? Bị cảm lạnh uống thuốc gì?

Hiện tại không có loại thuốc hay thảo dược nào có thể làm giảm thời gian bị cảm cúm, việc điều trị cảm lạnh thông thường chủ yếu chỉ làm giảm các triệu chứng bệnh.

1. Dấu hiệu của bệnh cảm lạnh

Cảm lạnh (còn được gọi là viêm mũi họng, sổ mũi cấp hoặc cảm lạnh),là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi.

Các triệu chứng gồm ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt thường tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày, cũng có thể triệu chứng kéo dài đến hết tuần thứ 3. Hơn 200 chủng virus có liên can đến nguyên nhân gây cảm lạnh; các chủng rhinovirus là nguyên nhân thường gặp nhất. Cảm lạnh thông thường chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng (viêm họng), và các xoang (viêm xoang).

Các triệu chứng này là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với virus chứ không phải do virus gây ra. Cách phòng chống chủ yếu là rửa tay sạch sẽ và tránh nói chuyện trực tiếp với người mắc bệnh. Cảm lạnh thông thường không có cách chữa, nhưng vẫn có cách trị những triệu chứng do bệnh gây ra.

Cảm lạnh là căn bệnh truyền nhiễm thường gặp nhất ở người, nó đồng hành cùng nhân loại từ những thời đại cổ xưa.

vicare.vn-bi-cam-lanh-uong-thuoc-gi-body-1

Các triệu chứng điển hình ban đầu là ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi và đau họng, đôi khi kèm theo đau cơ, mệt mỏi, đau đầu và mất cảm giác ngon miệng. Đau họng xuất hiển trong khoảng 40% trường hợp mắc bệnh, ho ở khoảng 50%, trong khi đau cơ xảy ra ở một nửa trường hợp mắc bệnh.

Ở người lớn sốt thường ít gặp nhưng nó lạ phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cơn ho do cảm lạnh nhẹ hơn ho cúm. Nếu ho và sốt ở người lớn xảy ra thì khả năng mắc cúm là cao hơn, lưu ý giữa cảm lạnh và cúm khó phân biệt giữa các triệu chứng.

Một số virus gây ra cảm lạnh, nhưng lại không xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng. Màu sắc của đờm hoặc tiết mũi thay đổi giữa xanh lá cây và vàng.

Cảm lạnh thường bắt đầu với sự mệt mỏi, toàn thân rã rời, cảm giác lạnh toàn thân, hắt hơi, đau đầu kéo dài trong vài ngày, sau đó là chảy mũi và ho. Các triệu chứng có thể bắt đầu sau 16 giờ mắc bệnh, đỉnh điểm 2-4 ngày sau khi khởi phát.

Các triệu chứng thường chấm dứt sau 7-10 ngày nhưng một số có thể kéo dài tới 3 tuần. Ở trẻ em ho kéo dài hơn 10 ngày trong 35-40% các trường hợp và tiếp tục trong 25 ngày với 10% các trường hợp.

2. Thuốc điều trị cảm lạnh

Để giảm đau, hạ sốt có thể dùng thuốc paracetamol. Cần lưu ý, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc về liều lượng, cách dùng. Sau 4 - 6 giờ mới được dùng lại (nếu cần thiết). Không được dùng quá liều paracetamol, vì khi dùng quá liều sẽ gây ngộ độc cho gan, gây tổn thương gan và có thể dẫn tới tử vong.

Có thể dùng thuốc dextromethorphan để giảm ho. Đây là thuốc dùng để giảm ho nhất thời do kích thích nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh hoặc hít phải các chất kích thích. Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi, người bệnh có nguy cơ suy hô hấp và những người có bệnh ho khạc đờm, mủ. Thời gian tối đa dùng thuốc không quá 7 ngày.

Để ứng phó với triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, có thể dùng thuốc chống dị ứng clopheniramin. Tuy nhiên thuốc lại có các tác dụng phụ như gây buồn ngủ, mất tỉnh táo nên cần thận trọng khi làm những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo.

vicare.vn-bi-cam-lanh-uong-thuoc-gi-body-2

Các loại thuốc thông mũi như pseudoephedrine cũng khá hiệu quả trong điều trị cảm lạnh. Đây là thuốc được dùng để làm giảm tạm thời các triệu chứng sung huyết mũi đi kèm với viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch hoặc viêm mũi cấp do cảm lạnh.

Thuốc kháng sinh không có tác dụng ngăn chặn sự lây nhiễm của virut cảm lạnh thông thường. Chỉ dùng kháng sinh khi có biến chứng hoặc nhiễm trùng thứ phát như viêm xoang, viêm họng hoặc nhiễm khuẩn tai...Tuy nhiên khi dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần có chỉ định hoặc tư vấn của thầy thuốc.

Ngoài dùng thuốc người bệnh cần nghỉ ngơi, uống nước để duy trì độ ẩm, súc miệng bằng nước muối là các phương pháp đơn giản, hiệu quả.

Xem thêm:

  • Cách điều trị cảm lạnh sau sinh và cách phòng tránh mẹ cần ghi nhớ
  • 5 loại thực phẩm “thần kì” đánh bay cảm lạnh ở mẹ bầu