Bệnh viêm mũi ở trẻ không thể xem thường
Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Do đó, khi trẻ mắc bệnh dù chỉ là viêm mũi, thì cha mẹ cũng không nên chủ quan, coi thường. Bài viết sau đây, HoiBenh sẽ cung cấp một số thông tin về bệnh viêm mũi ở trẻ nhỏ.
Bệnh viêm mũi ở trẻ không thể xem thường
Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Do đó, khi trẻ mắc bệnh dù chỉ là viêm mũi thì cha mẹ cũng không nên chủ quan, coi thường. Bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ cung cấp một số thông tin về bệnh viêm mũi ở trẻ nhỏ.
1. Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi ở trẻ nhỏ
Do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện nên yếu tố bảo vệ và yếu tố gây bệnh chênh lệch dễ khiến trẻ mắc bệnh. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ là:
- Do thời tiết thay đổi thất thường chuyển từ nóng sang lạnh làm cho cơ địa trẻ chưa kịp thích nghi cũng rất dễ là nguy cơ làm tăng sự xuất hiện bệnh viêm mũi dị ứng.
- Do tiếp xúc trong môi trường có các dị nguyên gây dị ứng: Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, chúng có nguy cơ tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như lông chó mèo, bụi bẩn, phấn hoa... nên gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng.
- Ngoài ra cũng có thể do trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, một số bệnh viêm ở đường hô hấp ở trẻ như: viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản... cũng là nguyên nhân gây kích thích niêm mạc mũi và dễ hình thành nên bệnh viêm mũi dị ứng.
- Các nhân tố khác như: vi khuẩn, nấm do các nhiễm trùng mạn tính ở xoang mũi, amiđan, răng, lợi miệng... cũng là nguyên do dẫn tới viêm mũi dị ứng.
- Một số yếu tố liên quan đến tiền sử của gia đình cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng:
- Khi trong gia đình có người bị nổi mề đay, hen, hoặc ai đó bị dị ứng và dễ nhạy cảm kích thích với những yếu tố ngoại lai, dị nguyên.
- Trong gia đình có người hay bị dị ứng, nếu là các bà mẹ bị dị ứng thì trẻ cũng có thể bị dị ứng theo khoảng 65%.
2. Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ
Khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng trẻ sẽ có một số biểu hiện như:
- Ngứa mũi: đây chính là triệu chứng viêm mũi dị ứng điển hình và thường hay xuất hiện đầu tiên. Trong hầu hết các bệnh dị ứng thì đều gây ra hiện tượng ngứa từng cơn do dị nguyên và yếu tố bảo vệ gây ra, nên khi bị viêm mũi dị ứng thì cũng không tránh khỏi bị ngứa mũi. Ngoài ra, trẻ cũng liên tục hắt xì hơi do niêm mạc mũi bị kích ứng.
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi: Chảy nước mũi trong thường xuyên hay bị nghẹt mũi cũng là dấu hiệu dễ gặp của viêm mũi dị ứng.
- Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể xuất hiện một số dấu hiệu khác như: đau nhức mũi, chảy nước mắt, đau họng, người mệt mỏi, biếng ăn ....
Đây là những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ mà cha mẹ nên cảnh giác để trong thời gian chăm sóc trẻ nếu phát hiện thấy những dấu hiệu này thì nên áp dụng ngay các cách điều trị bệnh để giúp làm giảm những tác hại của bệnh tới sức khỏe của trẻ.
3. Những tác hại của bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ
Nhiều người vẫn hay nghĩ bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ là dạng bệnh tự xuất hiện và tự khỏi nên thường không điều trị bệnh sớm, tuy nhiên nếu bệnh không được điều trị dứt điểm thì có thể để lại những tác hại vô cùng nghiêm trọng.
Làm chậm quá trình phát triển
Bệnh viêm mũi dị ứng sẽ làm ảnh hưởng tới sinh hoạt nghỉ ngơi hàng ngày ở trẻ và làm cho quá trình hấp thụ các chất vào cơ thể bị ảnh hưởng, khiến cho trẻ chậm phát triển hơn so với lứa tuổi bình thường của trẻ.
Gây nên các bệnh liên quan khác
Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nếu như không được điều trị sớm thì bệnh sẽ tiến triển thành mạn tính và có khả năng còn gây ra một số căn bệnh khác như: viêm tai mũi họng, viêm xoang, ho khan, nguy hiểm hơn nữa là những căn bệnh mạn tính về sau.
4. Điều trị và phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ
Điều trị
Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ có thể áp dụng một số cách đơn giản như sau:
- Rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý: Cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý 0.9% có bán tại các cửa tiệm thuốc và dùng để rửa sạch hốc mũi cho trẻ. Mỗi ngày cha mẹ nên thực hiện khoảng 2-3 lần để loại bỏ hết các vi khuẩn trú ngụ gây bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ.
- Dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng: Khi trẻ mắc bệnh viêm mũi dị ứng, tốt nhất cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và có sự hướng dẫn điều trị bệnh tốt nhất.
Ngoài ra, cha mẹ nên tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ và để chống lại các tác nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng.
Phòng ngừa bệnh
Tránh tiếp xúc với dị nguyên
Để tránh bệnh viêm mũi dị ứng tốt nhất là cha mẹ nên để trẻ tránh tiếp xúc với các dị nguyên và phòng ngừa không để các triệu chứng của bệnh xảy ra. Các mẹ nên chú ý giữ nhà khô sạch và thoáng khí, nên hút bụi thường xuyên, tốt nhất không nuôi chó mèo, thường xuyên diệt chuột và gián. Ngoài ra, cũng cần phải loại bỏ nấm mốc, những con mạt thường trú ngụ ở những nơi thiếu ánh sáng, sách báo cũ, cây cảnh, chiếu, thảm trải nền nhà...
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ
- Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả để giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ để giúp trẻ phòng ngừa được bệnh viêm mũi dị ứng và một số bệnh viêm nhiễm khác mà trẻ dễ bị mắc phải.
- Giữ ấm cho trẻ: Vào mùa lạnh cha mẹ cần phải giữ ấm cơ thể trẻ đặc biệt khu vực vùng cổ, ngực, bàn chân và mũi, không nên tắm nước lạnh cho trẻ.
- Tránh để trẻ hít phải luồng không khí lạnh, khô một cách đột ngột, hoặc để mũi trẻ tiếp xúc với luồng gió từ điều hòa, máy lạnh đều có thể làm khô, tổn thương niêm mạc mũi xoang dễ dẫn đến viêm mũi dị ứng.
- Cha mẹ chú ý bảo vệ mũi trẻ khỏi các tác nhân gây dị ứng. Trong không khí luôn chứa rất nhiều tác nhân xấu gây kích ứng niêm mạc mũi và dễ làm cho trẻ bị viêm mũi dị ứng như: khí thải, bụi, vi khuẩn, nấm mốc, hóa chất, khói thuốc lá... Do vậy, cha mẹ cần tránh và hạn chế sự xâm nhập của các yếu tố này vào cơ thể trẻ bằng cách sử dụng khẩu trang hoạt tính cho trẻ khi đi ra đường.
- Thường xuyên vệ sinh vùng tai, mũi, họng cho trẻ. Đường hô hấp trên của trẻ nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn và ký sinh sinh sống và phát triển gây bệnh cho trẻ. Vì vậy, để phòng tránh viêm mũi dị ứng có thể xảy ra ở trẻ, cha mẹ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt: đánh răng trước và sau khi ngủ dậy và sau mỗi bữa ăn, súc miệng bằng nước muối sinh lý.
- Cho trẻ uống nhiều nước: Uống nhiều nước để giúp làm loãng chất tiết nhày và giúp dịch tiết mũi trở nên lỏng hơn, làm cho chất nhày thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn và tránh ứ đọng, gây viêm nhiễm, viêm mũi dị ứng.