Bệnh trụy tim là gì?
Trụy tim là một vấn đề sức khỏe cực kỳ nghiêm trọng. Các Viện Y học báo cáo rằng mỗi năm, hơn nửa triệu người trải qua trụy tim tại Hoa Kỳ. Tình trạng này có thể gây tử vong hoặc tàn tật vĩnh viễn. Vậy bệnh trụy tim là gì? Hãy tìm hiểu và ghi nhớ những thông tin quan trọng dưới đây để phòng tránh các nguy cơ nghiêm trọng trên.
Bệnh trụy tim là gì?
Bệnh trụy tim là gì?
Trụy tim là hiện tượng mất nhịp tim đột ngột. Đây là một vấn đề sức khỏe cực kỳ nghiêm trọng.
Bình thường, nhịp tim của bạn được kiểm soát bởi các xung điện. Khi những xung điện tim này thay đổi, nhịp tim sẽ trở nên bất thường. Điều này còn được gọi là rối loạn nhịp tim. Một số bệnh nhân có thể gặp rối loạn nhịp tim chậm, trong khi một số khác gặp rối loạn nhịp tim nhanh. Trụy tim xảy ra khi nhịp tim ngừng đập.
Tình trạng này có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn tật. Khi tim ngừng đập, việc máu không được bơm vào hệ thống tuần hoàn để vận chuyển oxy cung cấp cho các cơ quan đặc biệt là não có thể nhanh chóng gây tổn thương não. Tử vong hoặc tổn thương não vĩnh viễn có thể xảy ra chỉ sau 4-6 phút từ khi thiếu nguồn cung cấp oxy. Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng trụy tim, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Nguyên nhân gây trụy tim
Một số yếu tố có thể gây trụy tim đột ngột gồm:
Rung thất
Trái tim của bạn có bốn ngăn. Hai ngăn dưới là tâm thất. Trong rung thất, các ngăn này rung mất kiểm soát khiến nhịp tim thay đổi đáng kể. Tâm thất bắt đầu bơm máu không hiệu quả, làm giảm nghiêm trọng lượng máu bơm vào hệ thống tuần hoàn đi nuôi cơ thể. Trong một số trường hợp, sự lưu thông của máu dừng lại hoàn toàn. Điều này có thể dẫn đến đột tử do tim.
Nguyên nhân thường gặp nhất của trụy tim chính là rung thất.
Rung nhĩ
Tim cũng có thể ngừng đập sau khi bị rối loạn nhịp tim ở các ngăn trên của tim - gọi là tâm nhĩ.
Rung tâm nhĩ bắt đầu khi nút xoang (SA) không gửi các xung điện chính xác. Nút xoang nằm ở tâm nhĩ phải. Nó điều chỉnh tốc độ tim bơm tống máu. Khi mắc rung tâm nhĩ, tâm thất không thể bơm máu ra cơ thể một cách hiệu quả.
Yếu tố nguy cơ của trụy tim
Một số bệnh tim và các yếu tố sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ trụy tim.
Bệnh mạch vành
Loại bệnh tim này bắt đầu trong các động mạch vành – là những động mạch cung cấp máu cho cơ tim. Khi chúng bị tắc, trái tim bạn không nhận được máu đầy đủ dẫn đến có thể ngừng hoạt động.
Bệnh tim to
Tim to bất thường khiến bạn có nguy cơ bị trụy tim do một trái tim to có thể không đập chính xác. Các cơ cũng có thể dễ bị tổn thương hơn.
Van tim không đều
Bệnh van có thể làm cho van tim bị rò hoặc hẹp hơn. Điều này có khiến máu ứ lại trong tim hay không được đẩy vào hệ thống tuần hoàn. Các ngăn trong tim có thể trở nên suy yếu hoặc gây giãn cơ tim.
Bệnh tim bẩm sinh
Một số người có bệnh tim bẩm sinh. Trụy tim đột ngột có thể xảy ra ở những trẻ sinh ra có vấn đề nghiêm trọng về tim.
Bất thường trong xung điện
Các vấn đề bất thường trong hệ thống phát xung điện của tim có thể làm tăng nguy cơ đột tử do tim. Những vấn đề này được gọi là bất thường nhịp tim chính.
Các yếu tố nguy cơ khác của ngừng tim bao gồm:
- Hút thuốc
- Lối sống ít vận động
- Huyết áp cao
- Béo phì
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim
- Tiền sử cơn đau tim trước đó
- Tuổi trên 45 đối với nam hoặc trên 55 đối với nữ
- Giới tính nam
- Lạm dụng chất kích thích
- Nồng độ kali hoặc magiê huyết tương thấp
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trụy tim là gì?
Các triệu chứng sớm của trụy tim thường là dấu hiệu cảnh báo. Điều trị ngay lập tức trước khi tim ngừng đập có thể cứu sống bạn.
Nếu bạn đang bị trụy tim, bạn có thể:
- Trở nên chóng mặt
- Khó thở
- cảm thấy mệt mỏi
- Nôn
- Cảm thấy tim đập nhanh
Cấp cứu ngay lập tức nếu gặp phải các triệu chứng dưới đây:
- Đau ngực
- Ngừng thở hoặc khó thở
- Mất ý thức
- Ngã xuống đột ngột
Chẩn đoán trụy tim
Khi gặp triệu chứng của trụy tim, điều quan trọng là bạn phải đi khám ngay lập tức. Điều trị y tế sẽ tập trung vào việc đưa máu bơm vào hệ thống tuần hoàn tới khắp cơ thể.
Bác sĩ có thể thực hiện một xét nghiệm gọi là điện tâm đồ để xác định loại nhịp tim bất thường mà bạn đang gặp phải. Để điều trị tình trạng này, có thể sẽ cần sử dụng máy khử rung để gây sốc cho tim. Một cú sốc điện thường có thể đưa trái tim trở lại nhịp đập bình thường.
Các xét nghiệm khác cũng có thể được sử dụng sau khi bạn trải qua biến cố tim mạch:
- Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để tìm kiếm các dấu hiệu của cơn đau tim. Bác sĩ cũng có thể đo nồng độ kali và magiê huyết tương.
- X-quang ngực để tìm kiếm các dấu hiệu bệnh khác trong tim.
Điều trị trụy tim
Hồi sức tim phổi (CPR) là một hình thức điều trị khẩn cấp cho trụy tim. Ngoài ra còn có phương pháp khử rung tim. Những phương pháp điều trị này sẽ giúp tim đập trở lại sau khi nó ngừng đập.
Sau khi trải qua cơn trụy tim, bác sĩ có thể bắt đầu cho bạn một hoặc nhiều phương pháp điều trị để giảm nguy cơ tái phát.
- Thuốc giảm huyết áp và cholesterol.
- Phẫu thuật điều trị các bất thường mạch máu hoặc van tim
- Tập thể dục
- Thay đổi chế độ ăn uống để làm giảm cholesterol.
Xem thêm:
- Tập thể dục có thể gây cơn đau tim
- Sự khác biệt giữa đột quỵ và cơn đau tim
- Những việc cần làm khi một người bị đau tim