Bệnh thủy đậu có để lại sẹo không?
Bệnh thủy đậu là căn bệnh phổ biến mà mỗi năm có rất nhiều người mắc phải. Khi bị bệnh trên cơ thể người bệnh nổi rất nhiều vết phát ban nên khá nhiều người, đặc biệt là phái nữ lo lắng không biết bệnh thủy đậu có để lại sẹo hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của HoiBenh.
Bệnh thủy đậu có để lại sẹo không?
Bệnh thủy đậu có để lại sẹo không?
Bệnh thủy đậu do Varicella Zoster virus (VZV) gây ra. Bệnh lây lan trong cộng đồng rất dễ dàng và đều trở thành dịch, đặc biệt là ở nước ta. Biến chứng lớn nhất của bệnh là bị nhiễm trùng da và có thể dẫn đến sẹo.
Bên cạnh đó, có những biến chứng nặng khác có thể tác động nghiêm trọng đến đời sống của trẻ trong thời thơ ấu như có thể dẫn đến viêm não, viêm phổi, thậm chí có thể gây tử vong do bệnh thủy đậu. Với những phụ nữ mang thai 3 tháng đầu chẳng may bị thủy đậu thì em bé sinh ra rất dễ bị dị dạng.
Biến chứng của bệnh thủy đậu
Mặc dù thủy đậu là căn bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện sớm và không được chữa trị đúng cách và kịp thời thì bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm da
Trường hợp những người bị suy nhược hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch thì bệnh thủy đậu có thể là nguyên nhân gây viêm da do các loại liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn gây ra, sau đó có thể để lại những vết sẹo sâu.
Viêm phổi
Viêm phổi là loại biến chứng phổ biến thứ 2 của bệnh thủy đậu với những biểu hiện như bị đau ngực,cảm thấy khó thở, tím tái, thậm chí ho ra máu, theo các bác sĩ thì đây là một loại biến chứng khá nguy hiểm.
Viêm não
Tuy rằng loại biến chứng này khá hiếm gặp nhưng lại đặc biệt nguy hiểm, nó thường xuất hiện từ ngày 5 – 10 sau khi cơ thể nổi bóng nước, biểu hiện là bạn bị sốt cao đột ngột, bị rối loạn tâm thần, có triệu chứng bị co giật, hôn mê và có thể gây tử vong, tỷ lệ tử vong lên đến 10%, bên cạnh đó nó cũng có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm khác.
Bệnh thủy đậu chu sinh xảy ra đối với trẻ sơ sinh khi mẹ bầu mắc bệnh từ khoảng 5 ngày trước khi sinh đến 48 giờ sau khi sinh, theo các chuyên gia y tế thì tỷ lệ trẻ tử vong trong trường hợp này lên đến 30%. Bệnh nguy hiểm nhất là khi bà bầu mắc bệnh ở tuần 13 – 20 của thai kỳ, nếu mắc bệnh thời điểm này có thể gây dị dạng bào thai.
Có một số biến chứng khác như viêm cơ tim, viêm cầu thận cấp hay viêm gan. Ngoài ra, Virus gây bệnh cũng có thể sẽ gây ra bệnh zona hần kinh hoặc bệnh viêm thần kinh cấp.
Làm gì để bệnh thủy đậu không để lại sẹo?
- Khi bị bệnh bạn nên tắm nhanh bằng nước ấm tại nơi kín gió hàng ngày để giữ vệ sinh da và giảm ngứa.
- Tránh dùng tay gãi và cọ xát làm vỡ các mụn nước, nên bôi dung dịch Milian lên da để ngăn ngừa bội nhiễm.
- Tuyệt đối không được giảm đau hạ sốt bằng Aspirine, bạn nên dùng Paracetamol.
- Bạn nên cắt ngắn móng tay và đeo bao tay nếu thấy cần thiết
- Với trường hợp ho nhiều, khó thở hoặc mệt nhiều, bị sốt cao và lơ mơ thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh sớm nhất có thể.
Mặc dù là bệnh lành tính nhưng bệnh thủy đậu rất cần được chăm sóc chu đáo đúng cách để không xảy ra biến chứng ngoài ý muốn.
Khi thấy những mụn nước bị vỡ, bạn chỉ nên bôi bằng thuốc xanh metilen; không được bôi mỡ tetraxiclin và penixilin hay thuốc đỏ. Ngoài ra, bạn không nên tự ý uống thuốc kháng sinh khi bị bệnh.
Khi bị bệnh, bạn cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các vitamin và nguyên tố vi lượng nhằm giúp cho da thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Quần áo và đồ dùng cá nhân của bệnh nhân bạn cần khử trùng bằng cách đun sôi để đảm bảo nhất.
Như vậy, bài viết trên HoiBenh đã cung cấp cho bạn khá nhiều thông tin về bệnh thủy đậu. Hi vọng với bài viết này bạn đã biết cách chăm sóc cho bản thân vào mỗi mùa dịch bệnh.
Xem thêm:
- Dấu hiệu thủy đậu ở trẻ em và người lớn
- Bị bệnh thủy đậu bao lâu mới khỏi?