Bệnh tay chân miệng có thể được phát hiện qua xét nghiệm máu

Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, có thể lây truyền qua đường tiêu hóa và dễ có khả năng thành dịch. Có đa số người băn khoăn việc làm xét nghiệm máu có thể phát hiện bệnh tay chân miệng không? Tìm hiểu những thông tin được HoiBenh cung cấp dưới đây để biết thêm kiến thức về căn bệnh này nhé!

Bệnh tay chân miệng có thể được phát hiện qua xét nghiệm máu Bệnh tay chân miệng có thể được phát hiện qua xét nghiệm máu

Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, có thể lây truyền qua đường tiêu hóa và dễ có khả năng thành dịch. Có đa số người băn khoăn việc làm xét nghiệm máu có thể phát hiện bệnh tay chân miệng không? Tìm hiểu những thông tin được HoiBenh cung cấp dưới đây để biết thêm kiến thức về căn bệnh này nhé!

Tay chân miệng là bệnh gì?

Tay chân miệng là một loại bệnh do bị nhiễm virus cấp tính, bệnh có khả lây truyền qua đường tiêu hóa và dễ có khả năng thành dịch. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, có các dấu hiệu như sốt, đau họng, lỡ loét miệng và bỏng nước các bộ phận như lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông.

Bệnh tay chân miệng thường xảy ra quanh năm, thường rơi vào các thời điểm từ tháng 2 đến tháng 4 và tháng 9 đến hết tháng 12. Bệnh dễ lây lan ở đối tượng trẻ em thông qua đường miệng, nước bọt, phân, nước mũi. Căn bệnh này đứng thứ 2 về số người nhiễm mắc cao trong số 10 bệnh truyền nhiễm và có tỷ lệ tử vong thứ 3 sau bệnh dại và sốt xuất huyết

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

  • Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 6 ngày. Thời gian này bé thường mệt mỏi, sốt nhẹ (38-38,5 độ C), đau họng, sổ mũi.

  • Giai đoạn tiếp theo, bệnh sẽ làm xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, niêm mạc lưỡi, má các mụn nước có kích thước nhỏ (2 - 3mm). Những mụn này thường vỡ rất nhanh tạo ra vết trợt loét gây đau rát làm bé gặp khó ăn uống.

  • Xuất hiện vết đỏ sau đó hình thành các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, mông. Mụn nước này tồn tại trong vòng 7- 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi. Kể cả khi không được điều trị. Người bệnh có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp trong 1 tuần đầu bị bệnh. Bé bị bệnh còn có khả năng đào thải virus qua phân trong vòng vài tuần sau.

Người bị nhiễm bệnh tay chân miệng có thể bị biến chứng sang viêm màng não, bại liệt, viêm não và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

vicare.vn-benh-tay-chan-mieng-co-the-duoc-phat-hien-qua-xet-nghiem-mau-body-1

Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh tay chân miệng không?

Theo các bác sĩ, xét nghiệm máu có thể phát hiện bệnh tay chân miệng tuy nhiên cần thực hiện kèm theo các phương pháp xét nghiệm khác để có kết quả chính xác từ những ngày đầu người bệnh mắc bệnh.

Thông thường, có những phương pháp xét nghiệm khác nhau như:

  • Xét nghiệm xác định Enoterovirus và EV71 (loại virus chính gây ra bệnh tay chân miệng): Lấy bệnh phẩm hầu họng, phỏng nước, trực tràng, dịch não thủy để xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập virus chẩn đoán xác định nguyên nhân do EV71 hay Enoterovirus gây ra bệnh tay chân miệng.

  • Xét nghiệm CRP định lượng: Xét nghiệm protein bình thường hoặc tăng nhẹ để theo dõi và phát hiện biến chứng.

  • Xét nghiệm công thức máu: Nhằm sàng lọc những bệnh lý đặc trưng như nhiễm trùng, tiếp xúc với hóa chất, viêm da, hay ung thư,...

  • Xét nghiệm ALT (GPT), AST (GOT): Kiểm tra chức năng gan để đánh giá sự ảnh hưởng của bệnh đối với các bộ phận trong cơ thể.

  • Xét nghiệm Creatinin, Ure (Máu): Kiểm tra chức năng thận, đánh giá tổn thương và biến chứng của bệnh có thể gây ra.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng, bởi vậy nên việc điều trị thường dựa vào triệu chứng và các biện pháp tích cực nhằm duy trì chức năng sống đối với các trường hợp nặng, đặc biệt người bệnh bị suy tuần hoàn, hô hấp. Để đề phòng trẻ bị bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo đến việc tăng cường sức đề kháng để cơ thể luôn duy trì một hệ miễn dịch tốt, chủ động phòng bệnh tốt hơn. Những gia đình có con nhỏ cần tạo lập chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng, tăng cường đề kháng mỗi ngày theo các phương pháp như sau:

Nếu trẻ mới có các dấu hiệu như sốt hoặc nổi ban, loét mụn có thể điều trị tại nhà bằng cách:

  • Hạ sốt bằng paracetamol.

  • Uống bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol.

  • Sử dụng dung dịch sát khuẩn da như xanhmethylen, milian,... và niêm mạc như zytee, kamistad cho các vết loét.

Nếu bé không có dấu hiệu thuyên giảm và bệnh ngày càng nặng thì nên đưa trẻ đến tới các cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp điều trị kịp thời.

Do vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh nên việc phòng bệnh của mỗi cá nhân cần được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng:

  • Rửa tay đúng cách và thường xuyên bằng xà phòng, rửa trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

  • Cọ rửa sạch những vết bẩn, dụng cụ đồ chơi của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn.

  • Không để trẻ tiếp xúc, ôm hôn, dùng chung đồ với người bị tay chân miệng.

Lưu ý trẻ bị bệnh tay – chân – miệng không cần kiêng cữ gió và ánh sáng, không chọc vỡ bóng nước, không đắp lá cây vì sẽ gây nhiễm trùng da.

Theo dõi diễn biến các tổn thương da niêm và tình trạng chung của trẻ. Khi trẻ có những dấu hiệu như sốt cao, nhức đầu, nôn ói nhiều, lơ mơ, giật mình chới với, co giật, mệt nhiều cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị biến chứng nặng của bệnh.

vicare.vn-benh-tay-chan-mieng-co-the-duoc-phat-hien-qua-xet-nghiem-mau-body-2

Xét nghiệm bệnh tay chân miệng tại nhà với HoiBenh Home

Lợi ích khi làm xét nghiệm tại nhà của HoiBenh Home

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.

  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Chi tiết gói xét nghiệm tay chân miệng của HoiBenh Home

  • Xét nghiệm xác định Enoterovirus và EV71 test nhanh (virus chính gây ra bệnh tay chân miệng): Lấy bệnh phẩm hầu họng, phỏng nước, trực tràng, dịch não tuỷ để thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập vi rút chẩn đoán xác định nguyên nhân do EV71 hay Enoterovirus-virus chính gây ra bệnh tay chân miệng

  • Xét nghiệm CRP định lượng: Xét nghiệm protein bình thường hoặc tăng nhẹ để theo dõi phát hiện biến chứng

  • Công thức máu: Giúp sàng lọc những bệnh lý đặc trưng bởi những thay đổi nghiêm trọng về số lượng tế bào máu (ví dụ trong các bệnh nhiễm trùng, một số bệnh ung thư, ở các bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất độc hại...)

  • Xét nghiệm ALT (GPT), AST (GOT): Kiểm tra chức năng gan, có thể đánh giá được sự hoạt động của gan có đang bị yếu tố nào gây ảnh hưởng hay không?

  • Xét nghiệm Creatinin, Ure (Máu): Kiểm tra chức năng thận, đánh giá tổn thương và biến chứng của bệnh
vicare.vn-benh-tay-chan-mieng-co-the-duoc-phat-hien-qua-xet-nghiem-mau-body-3

Cách tính tổng giá xét nghiệm

Giá gói xét nghiệm tay chân miệng của HoiBenh Home đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 595,000 đồng.

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm

  • Phí xử lý : 30.000đ

  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Trên đây là những thông tin về xét nghiệm để phát hiện bệnh tay chân miệng. Khi thấy trẻ nhỏ có những triệu chứng đáng nghi, cần đưa đi xét nghiệm kịp thời để có phương án chữa bệnh hiệu quả. Chúc các bạn sức khỏe!

Xem thêm:

  • Các xét nghiệm trong bệnh tay chân miệng cha mẹ cần lưu ý
  • Bệnh tay chân miệng điều trị ở đâu?