Bệnh sốt phát ban ở phụ nữ mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Với những người bình thường như trẻ em, người lớn bệnh có thể điều trị sốt phát ban dễ dàng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh sốt phát ban ở phụ nữ mang thai lại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, chính vì vậy, bảo vệ sức khỏe trong suốt quá trình mang thai là vô cùng quan trọng.

Bệnh sốt phát ban ở phụ nữ mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bệnh sốt phát ban ở phụ nữ mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Với những người bình thường như trẻ em, người lớn bệnh có thể điều trị sốt phát ban dễ dàng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh sốt phát ban ở phụ nữ mang thai lại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, chính vì vậy, bảo vệ sức khỏe trong suốt quá trình mang thai là vô cùng quan trọng.

Nhận biết bệnh sốt phát ban ở phụ nữ mang thai


Bệnh sốt phát ban ở phụ nữ mang thai có triệu chứng giống như các đối tượng khác. Bệnh sốt phát ban thường ủ bệnh khoảng và tuần sau đó mới phát bệnh. Trong thời gian ủ bệnh, người bệnh không có bất cứ triệu chứng gì, chỉ sau khi phát bệnh thì sẽ có biểu hiện khá rõ ràng do đó, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết qua các dấu hiệu sau đây:

Sốt cao

Sốt là biểu hiện đầu tiên khi bị sốt phát ban kèm theo htắt hơi, nghẹt mũi, kết mạc ở mắt... nên có thể nhầm với cảm cúm. Nếu bị sốt phát ban sẽ thường kéo dài trong khoảng từ 1 - 3 ngày sốt từ 38 – 39 độ C kèm theo triệu chứng đau đầu, mệt mỏi.
vicare.vn-benh-sot-phat-ban-o-phu-nu-mang-thai-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong-body-1

Bà bầu sẽ sốt cao từ 3-4 ngày trước khi bị phát ban.

Phát ban

Triệu chứng sốt sẽ hết khi người xuất hiện các nốt ban đỏ, bắt đầu từ ngực sau đó các nốt ban nhỏ với đường kính từ 1 – 2 mm sẽ lan dần xuống toàn thân, có thể mọc riêng lẻ hay thành từng vùng rất khó chịu. Cần tránh nhầm lẫn với sởi (thường nốt ban mọc theo tuần tự). Sau 2 – 3 ngày ban sẽ hết và không để lại dấu hiệu gì.

Nổi hạch

Đây cũng là triệu chứng khá rõ ràng khi bị sốt phát ban. Trên các vùng cổ, nách... sẽ nổi hạch và sưng đau khi sờ vào. Thường hạch sẽ nổi trước khi phát ban, sau khi ban đỏ bay hết thì hạch sẽ vẫn nổi trong khoảng 1 tuần.

Bên cạnh các triệu chứng trên thì trong một số trường hợp người bệnh bị đau người, đau hết các khớp chân tay.
vicare.vn-benh-sot-phat-ban-o-phu-nu-mang-thai-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong-body-2

Sốt phát ban khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Với những đối tượng khác sốt phát ban sẽ không ảnh hưởng gì nhiều nhưng đối với phụ nữ mang thai khi bị sốt phát ban có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi đặc biệt trường hợp để bệnh kéo dài mà không điều trị sớm.

Theo một số nghiên cứu cho thấy, các trường hợp có thể xảy ra khi bi bệnh sốt phát ban ở phụ nữ mang thai.

Trường hợp mẹ bầu bị sốt phát ban trong 3 tháng đầu

Nguy cơ trẻ bị dị tật bẩn sinh là rất cao từ 70 – 100% trong đó có khoảng 25% trẻ sẽ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan như não, tim hay mắt.

Trường hợp bị sốt phát ban từ tháng thứ 3 trở đi

Từ tuần thứ 13 – 16, tỉ lệ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh sẽ khoảng 17%. Từ tuần thứ 17 – 20, thì tỉ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh còn khoảng 5%. Từ tuần thứ 20 trở đi thì tỉ lệ bị dị tật còn 0%.

Chính vì vậy, bảo vệ sức khỏe của mẹ trong 3 tháng đầu là vô cùng quan trong và cần thiết để có thể hạn chế những trường hợp không hay xảy ra làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường có thai nhi.


vicare.vn-benh-sot-phat-ban-o-phu-nu-mang-thai-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong-body-3

Các biến chứng khi bị sốt phát ban ở phụ nữ mang thai.

Bệnh sốt phát ban ở phụ nữ mang thai có thể gay ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sự hình thành và phát triển của bé.

Trong 3 tháng đầu mang thai nếu bị sốt phát ban có thể bị sảy thai, thai bị chết lưu trong tử cung. Khi sinh bé ra, sức khỏe cũng như hình dạng bé nhiều khả năng sẽ bị di dạng. Bé thường bị thiếu cân, chậm lớn, bị các dị tật như bị câm điếc, trí tuệ chậm phát triển, đục giác mạc mắt, các bệnh về tim, phổi...

Bệnh sốt phát ban ở phụ nữ mang thai dễ dàng gặp phải nếu không được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chu đáo trong thời kì này, nhất là 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai thường rất dễ nhạy cảm. Chính vì vậy, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch cũng như mặc đủ ấm, tránh xa nơi đông người... là việc làm cần thiết nếu như không muốn ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
>>> Xem thêm: Sốt phát ban – Nhận biết và cách điều trị