Bệnh ngứa ngoài da nguyên nhân do đâu?

Bệnh ngứa ngoài da có thể gặp phải khi mà bạn ăn nhầm các thực phẩm gây dị ứng hay tiếp xúc với các hóa chất, đi ngoài trời lạnh,... Cách điều trị bệnh ngứa ngoài da hiệu quả nhất là phải cách ly hoàn toàn với các tác nhân gây bệnh, sau đó dùng thuốc hay các biện pháp phù hợp để có thể ức chế các cơn ngứa và điều trị tổn thương ở trên da nếu có.

Bệnh ngứa ngoài da nguyên nhân do đâu? Bệnh ngứa ngoài da nguyên nhân do đâu?

1. Bệnh ngứa ngoài da là gì?

Bệnh ngứa ngoài da không gây nguy hiểm, nhưng có thể chắc chắn nếu như tình trạng này kéo dài mà không có các cách giải quyết thì sinh hoạt và công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Bệnh ngứa ngoài da được xem là một phản ứng của cơ thể nhằm mục đích tự vận động khi có tác nhân gây hại xâm nhập. Cơ chế gây ngứa da do chất histamin ở trong cơ thể. Chúng thường liên kết với đầu mút của dây thần kinh ở trên các thụ quan đặc biệt. Một khi bị viêm hoặc dị ứng, dưỡng bào lập tức sẽ tiết ra histamin, làm các vùng da quanh đó bị đỏ lên và gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

vicare.vn-benh-ngua-ngoai-da-nguyen-nhan-do-dau-body-1

2. Những nguyên nhân gây ra bệnh ngứa ngoài da

- Tình trạng da khô: Nếu như bạn có làn da bị khô bẩm sinh thì tốt nhất nên có các biện pháp dưỡng ẩm an toàn. Vi khuẩn rất dễ dàng sinh sôi ở trên những làn da khô. Hơn nữa tình trạng bị tróc vảy cũng có thể dẫn đến phản ứng ngứa bên ngoài.

- Bị kích ứng: Do các loại hóa chất, chất liệu vải của quần áo, mỹ phẩm hoặc thậm chí là thực phẩm. Những biểu hiện thường thấy là bị nổi các đốm đỏ ở trên da gây ngứa, phát ban.

- Ảnh hưởng từ những bệnh lý khác: Thận yếu, tiếu đường, chức năng gan kém, thiếu máu, bệnh ung thư,.... Ngứa da là một triệu chứng phụ của những bệnh này.

- Bệnh lý về da: Ghẻ da, vảy nến, nấm da, thủy đậu, chất rận, bệnh sởi,... có các triệu chứng điển hình nhất là bị ngứa ngoài da có thể kèm theo mụn nước, sốt, phù da,...

Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác cũng có thể gặp phải như thay đổi thời tiết, việc uống thuốc kháng sinh kéo dài, phụ nữ ở trong thời kì mang thai,....

3. Cách điều trị bệnh ngứa ngoài da

Dùng mẹo dân gian để chữa bệnh ngứa ngoài da

- Cam thảo, lá chè xanh, vỏ cam với một lượng bằng nhau. Sau khi rửa sạch qua vài lần nước, cho vào nổi thêm một tô nước đầy và đun sôi. Dùng nước đun được đun sôi này để rửa da.

- Đậu săng khô, cây chó đẻ khô, rau má khô, cỏ sữa khô: dùng 30g mỗi vị (nếu dùng cây tươi thì số lượng gấp đôi lượng), 1/4 tán đường đen của xứ Quảng, 1 củ khoai lang và 1 lạng gan heo. Nguyên liệu đều mang đi rửa sạch, cho hết vào ấm, chêm 2 lít nước vào rồi sắc kĩ cho đến khi chỉ còn 1 lít. Thuốc này uống 3 bữa trong một ngày.

- Mật ong kết hợp với lá húng quế: cả 2 nguyên liệu này đều có tính sát khuẩn nên ở các trường hợp bị ngứa thông thường bạn cũng có thể dùng chúng để khắc phục. Cách sử dụng rất đơn giản, bạn lấy một ít lá húng quế giã nát, sau đó thêm mật ong vào trộn đều. Chỗ nào bị ngứa thì bạn bôi hỗn hợp này lên.

vicare.vn-benh-ngua-ngoai-da-nguyen-nhan-do-dau-body-2

Dùng thuốc Tây y chữa chứng ngứa ngoài da

- Thuốc uống: nên dùng thuốc kháng histamin trước, nếu có hiệu quả kém sẽ dùng đến thuốc kháng sinh. Các nhóm thuốc thường được dùng là diphenhydramin hoặc hydroxyzin. Mặc dù cho hiệu quả nhưng chúng lại dẫn đến những phản ứng phụ phiền phức như buồn ngủ, trạng thái lơ mơ, miệng khô...

- Thuốc bôi: cũng thành phần chính là các chất giúp kháng histamin ( nytol, benadryl,...) tuy nhiên thuốc bôi này không nên dùng do bản thân của thuốc cũng có thể đẫn đến các tình trạng dị ứng ngoài da.

- Thuốc trị ngứa ngoài da mà có chứa corticoid ức chế tốt nhưng các cơn ngứa cho các dạng dị ứng như bị dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, có tác dùng tiêu viêm, tuy nhiên không được dùng để chữa ngứa ngoài da lâu dài và không được bôi trên diện da rộng.

- Các nhóm bệnh thường gây ngứa ngoài da khác như nấm da, bệnh ghẻ, lang ben,... cần phải dùng thuốc đặc trị riêng để tránh trường hợp bị bội nhiễm.

Y học cổ truyền chữa trị ngứa ngoài da hiệu quả

- Bài thuốc 1: Khổ sâm Bạch tật lê, bao gồm:

  • Bài thuốc trị ngứa da: khổ sâm khoảng 500g; nhân sâm 240g; bạch tật lê, thạch nam chi, hoa hồng, nhũ hương, một dược 60g mỗi vị; đại mạo 120g, cam thảo 15g và cương tằm 45g. Các vị thuốc đem tán thành bột mịn rồi vo thành từng viên nhỏ như hạt đậu đen. Mỗi lần uống từ 30-60 viên thuốc và một ngày dùng 1-2 làn thuốc.
  • Bài thuốc rửa chữa bệnh ngứa da: gồm có bạch tiền bì, thuyền thoái, sà sàng tử 20g mỗi vị; bạch tật lê và thương nhĩ tử 100g mỗi vị, dạ giao đằng 200g. Cho tất cả các vị thuốc vào nồi rồi thêm vào 5 lít nước. Đun sôi liên tục trong vòng 20 phút, khi tắt bếp vớt bỏ phần cái ra sau đó hòa thêm nước lạnh vào sao cho nước rửa vẫn còn âm ấm. Những chỗ bị ngứa thì dùng nước này để rửa khoảng nửa tiếng. Một thang thuốc thường dùng trong 2 ngày, mỗi ngày phải rửa bằng thuốc 2 lần.

vicare.vn-benh-ngua-ngoai-da-nguyen-nhan-do-dau-body-3

- Bài thuốc 2: Hoàng bá địa phu tử

  • Bài thuốc trị ngứa da: ý dĩ, sinh thạch cao, vỏ bí đao, thổ phục linh 30g mỗi vị; thuyền thoái và kinh giới 9g mỗi vị; phòng phong và bạch tiêu bì 12g mỗi vị, sinh địa hoàng 25g, cam thảo 6g. Bài thuốc được sắc uống hằng ngày sẽ giảm những triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu ngoài da. Sắc thuốc chung với 750ml nước sạch đồng thời đun cho đến khi còn lại 250ml thuốc nước.
  • Bài thuốc rửa chữa ngứa da: bao gồm bạch tiên bì, hoàng bá, thổ phục linh, sà sàng tử, kinh giới, bạch tật lê, phòng phong, địa phu tử, thương truật, khổ sâm 30g mỗi vị; thuyền thoái và tử thảo 20g mỗi vị. Sắc thuốc với khoảng 5 lít nước trong thời gian 15-20 phút, chắt lấy thuốc nước rồi pha thêm nước lạnh và dùng chúng để rửa ngoài da. Với các trường hợp ngứa nhiệt thì nên thêm vào đan bì, xích thược, sinh địa 30g mỗi vị. Nếu như bị ngứa ngoài da do bị lạnh thì thêm tế tân, hoàng kỳ, quế chi 30g mỗi vị. Trong các trường hợp bị nhiều cơn ngứa dữ dội thì cho thêm 30g ô tiêu xà.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, cách điều trị bệnh ngứa ngoài da bạn có thể tham khảo phòng ngừa và chữa trị bệnh hiệu quả.

Xem thêm:

  • Liệu pháp trị da đầu khô và ngứa tại nhà
  • Cách giảm ngứa, rạn da bụng bằng phương pháp tự nhiên