Bệnh máu khó đông di truyền như thế nào?

Máu khó đông là căn bệnh mà các yếu tố làm đông máu bị giảm sút, dẫn đến việc người bệnh khi bị chảy máu, thường không thể cầm máu, gây tử vong. Vậy bệnh máu khó đông di truyền như thế nào?

Bệnh máu khó đông di truyền như thế nào? Bệnh máu khó đông di truyền như thế nào?

Máu khó đông là căn bệnh mà các yếu tố làm đông máu bị giảm sút, dẫn đến việc người bệnh khi bị chảy máu, thường không thể cầm máu, gây tử vong. Đây là một căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người mắc bệnh. Vậy bệnh máu khó đông di truyền như thế nào và những biểu hiện của chứng bệnh này là gì?

1. Biểu hiện của bệnh máu khó đông

Máu khó đông hay còn gọi là Hemophilia, là một căn bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người mắc rất nghiêm trọng. Biếu hiện của bệnh máu khó đông là khi người bệnh bị đứt tay, hoặc gặp vết thương chảy máu, máu thường chảy rất nhiều, và khó cầm hơn người bình thường.

vicare.vn-benh-mau-kho-dong-di-truyen-nhu-the-nao-body-1

Ở người mang bệnh máu khó đông, tình trạng chảy máu khi có bị thương rất nghiêm trọng, rất khó cầm máu.

2. Nguyên nhân gây máu khó đông

Trong máu có chứa một loại protein, có tác dụng kiếm soát chảy máu, gọi là yếu tố đông máu. Khi cơ thể không có đầy đủ, hoặc thiếu hụt đi yếu tố này, thì sẽ dẫn đến máu chảy không ngừng khi bị thương, hay còn gọi là bệnh máu khó đông. Bệnh máu khó đông có tính di truyền, và chỉ lây truyền sang con trai. Vậy tại sao bệnh máu khó đông chỉ xuất hiện ở nam giới.

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Mai - Viện Huyết Học và Truyền máu TW cho biết: Nam giới có bộ nhiễm sắc thể là XY khi nhận X từ mẹ chắc chắn sẽ có biểu hiện về bệnh, còn nữ giới (bô nhiễm sắc thể XX) xác suất bố và mẹ mang gene bệnh rất thấp. Lời khuyên cho các bộ mẹ nên làm xét nghiệm gen để chẩn đoán gene bệnh, lựa chọn giống nòi khoẻ mạnh ngay từ khi thụ thai.

Phần tiếp theo đây, HoiBenh sẽ giúp các bạn, tìm hiểu bệnh máu khó đông di truyền như thế nào.

3. Bệnh máu khó đông di truyền như thế nào?

Bệnh máu khó đông thường có tỉ lệ di truyền sang con trai cao hơn. Để biết bệnh máu khó đông di truyền như thế nào, các bạn hãy cùng tìm hiểu, một số thông tin hữu ích sau đây.

Cơ thể con người đều được cấu tạo và hình thành từ những tế bào, mỗi tế bào đều chứa nhiễm sắc thế dưới dạng đôi một, và các nhiễm sắc thể này, có vai trò quyết định đặc tính từng cá thể. Nhiễm sắc thể giới tính ở trẻ trai được quy định là XY, và là XX đối với trẻ gái. Đôi nhiễm sắc thể này sẽ được một nhận từ bố, và một nhận từ mẹ.

Ngoài chức năng quyết định giới tính của thai nhi, nhiễm sắc thể còn chứa gen, cho phép tạo ra yếu tố đông máu VIII và IX. Ở nam giới, nhiễm sắc thế Y không mang gen tạo ra yếu tố VIII và yếu tố IX, chính vì thế, nếu người đàn ông này nhận nhiễm sắc thể X Hemophilia từ người mẹ, thì anh ta sẽ mắc bệnh.

Mỗi lần mang thai, mẹ bầu mang gen Hemophilia chứa một nhiễm sắc thể X mang gen bệnh, có khả năng truyền gen này cho đời sau với tỷ lệ 1⁄2. Trường hợp gen bệnh truyền cho con trai, thì người con sẽ bị Hemophilia, còn nếu truyền cho con gái, con gái sẽ là người mang gen Hemophilia.

Trường hợp bố mắc Hemophilia, mẹ bình thường, thì con gái sinh ra sẽ đều mang gen Hemophilia, nhưng con trai của người bố này hoàn toàn bình thường, và cũng không di truyền bệnh cho thế hệ sau.

Nhưng nếu bố bị Hemophilia, và mẹ mang gen Hemophilia trong người, thì khả năng con gái sinh ra bị Hemophilia là có thể.
vicare.vn-benh-mau-kho-dong-di-truyen-nhu-the-nao-body-2

Bệnh máu khó đông có tỷ lệ di truyền sang con trai cao hơn.

4. Khắc phục bệnh máu khó đông như thế nào?

Sau khi đã nắm được, bệnh máu khó đông di truyền như thế nào, các bạn hãy cùng HoiBenh tìm hiểu, một số cách điều trị máu khó đông, cũng như những biện pháp làm giảm tình trạng bệnh.

Hiện nay, với những phương pháp tiên tiến, hiện đại, người bị mắc bệnh máu khó đông, vẫn có thể sống một cuộc sống bình thường, chỉ cần duy trì giảm thiểu bệnh bằng một số lưu ý:

- Tránh va chạm để chảy máu, chấn thương

- Khi bị chảy máu, cần tiến hành cầm máu ngay lập tức, nếu máu vẫn không ngừng chảy, hãy cho bệnh nhân uống thuốc cầm máu và đưa ngay đến bệnh viện

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, vì đây là bộ phận rất nhạy cảm, dễ chảy máu. Tránh ăn các thực phẩm cứng, dễ gây tổn thương lợi, những thức ăn cứng như tôm, cá, phải lọc hết xương và vỏ thì mới cho người bệnh ăn.

- Sống tích cực, chăm chỉ tập luyện thể dục, thể thao, luôn lạc quan, yêu đời để có thể sống chung với bệnh tật, bởi đây là chứng rối loạn, kéo dài cả cuộc đời người bệnh.

Trên đây là một vài thông tin, giúp độc giả hiểu hơn, bệnh máu khó đông di truyền như thế nào, mặc dù đây là một căn bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bị bệnh, nhưng nếu tích cực điều trị, và tập sống chung với nó một cách lạc quan, chắc chắn bạn vẫn có một cuộc sống bình thường và vui vẻ như bao người khác.