Bệnh gout có nên ăn cá hay không?
Bệnh gout hay con gọi là căn bệnh của người giàu. Bệnh thường mắc phải ở nam giới khi có hàm lượng đạm quá cao tạo nên bệnh gout. Hải sản là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất đạm nhất, đặc biệt là cá. Vậy người bệnh gout có nên ăn cá không? Những loại cá nào người bệnh gout cần tránh tuyệt đối.
Bệnh gout có nên ăn cá hay không?
Bệnh gout hay con gọi là căn bệnh của người giàu. Bệnh thường mắc phải ở nam giới khi có hàm lượng đạm quá cao tạo nên bệnh gout. Hải sản là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất đạm nhất, đặc biệt là cá. Vậy người bệnh gout có nên ăn cá không? Những loại cá nào người bệnh gout cần tránh tuyệt đối. Dưới đây, HoiBenh sẽ giúp các bạn có được thông tin hữu ích nhất cho bệnh gout.
Bệnh gout là gì?
Bệnh Gút (Gout), trong Đông Y gọi là bệnh Thống Phong là một dạng viêm khớp do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể gây ra.
Bình thường acid uric được lọc và đào thải qua thận, khi axit uric tăng quá cao chuyển hóa thành các tinh thể muối Urat tích tụ ở các vị trí trong cơ thể như: khớp bàn tay, ngón tay, đầu gối, bàn chân, mắt cá chân, ngón chân....gây ra viêm khớp, sưng đỏ tại chỗ, đau đớn khi chạm vào.
Điều kiện để khởi phát những cơn Gout cấp lại phụ thuộc và sự hình thành đột ngột, kết tủa ồ ạt tinh thể Urat trong khớp, hoạt hóa và thu hút bạch cầu thực bào, giải phóng các tiền viêm, gây ra cơn gout cấp của axit Uric trong máu.
Nguyên nhân dẫn đến gout
Bệnh này do nồng độ acid urid trong máu tăng quá cao. Acid uric là một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái hóa của purin. Chất này có thể thấy trong tự nhiên như một số loại thực phẩm: tạng động vật (gan, não, thận, lách), và cá trồng, cá trích, cá thu, gia cầm.
Thông thường thì acid uric bị phân hủy trong máu và được thải ra ngoài qua thận để ra nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít. Hậu quả là acid uric trong máu tăng lên, tích lũy dần dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc có thể nó sẽ bao quanh khớp và gây ra triệu chứng đau đớn, viêm sưng khớp.
Một số tình trạng khác, gọi là giả Gout, cũng có tình trạng lắng đọng tinh thể ở khớp nhưng không phải tinh thể acid uric mà là tinh thể calcium pyrophosphate dihydrate. Các triệu chứng của bệnh giả gout cũng có thể gây đau khớp ngón chân cái tương tự Gout nhưng thường thì ở các khớp lớn hơn như gối, cổ tay hoặc mắt cá chân.
Lối sống sau có thể làm tăng acid uric máu cũng như tăng nguy cơ bệnh Gout: uống nhiều cồn (alcohol), đặc biệt là bia. Uống nhiều nghĩa là hơn hai cốc ở nam và một cốc ở nữ mỗi ngày. Nếu thể trọng tăng cao hơn cân nặng lý tưởng 15kg cũng làm tăng nguy cơ bệnh Gout.
Bệnh gout có nên ăn cá không?
Cá có chứa nhiều vitamin D và đạm hay omega 3 rất bổ dưỡng cho cơ thể con người. Riêng omega 3 còn giúp con người giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và mất trí nhớ, phát triển não bộ. Vì thế cho nên, cá là thực phẩm không thể thiếu trong hầu hết bữa ăn của mọi gia đình trên toàn thế giới, thậm chí còn hỗ trợ kéo dài tuổi thọ nữa.
Với số lượng vitamin D có trong cá (đặc biệt là cá hồi) giúp cho xương khớp của người bệnh không bị hao mòn.
Không những vậy, những người bị bệnh tim thì nên ăn nhiều cá vì nó sẽ giúp bạn tránh được các nguy cơ bị đột quỵ hay đau tim.
Còn khá nhiều dưỡng chất khác có trong cá cũng có lợi cho sức khỏe của người bệnh. Nhưng liệu nó có phải là tốt hoàn toàn cho bệnh gout? Thực tế là bạn nên hạn chế ăn và ăn có lựa chọn như sau:
- Người bị gout nên hạn chế ăn các loại cá như cá thu, cá cơm, bạch tuộc, cá mòi, cá trích...nói chung là những loại cá có thịt màu đỏ thường có chứa nhiều đạm sẽ làm cho bệnh gút trở nên trầm trọng hơn.
- Tốt nhất bạn nên ăn cá 2 lần một tuần hoặc nếu có ăn thường xuyên thì không được ăn các loại thịt khác để tránh làm tăng acid uric có trong máu.
Những loại cá mà người bị gout có thể ăn
Những loại cá này chứa một lượng purine vừa phải, từ 50 đến 150 mg purin trong mỗi 100g, ví dụ như cá ngừ trắng, cá bơn, cá diêu hồng và cá da trơn... Đa phần các loại cá có thịt màu trắng đều có lượng purine chấp nhận được, tất nhiên ăn cá tự nhiên sẽ tốt hơn cá nuôi. Tuy được phép nhưng người bệnh chỉ ăn trong chừng mực. Khẩu phần ăn của bệnh nhân gout có thể gồm 57 – 85g cá nấu chín một ngày.
Chế biến cá cho người bệnh gout
Thức ăn nhiều dầu mỡ không dành cho người bệnh gout. Thay vì rán hãy nướng hoặc hấp cá vừa ngon lại không bị ngấy, khi cần thì dùng thêm dầu oliu. Để giữ mức muối nạp vào thấp, rau thơm cùng nước chanh vắt là bạn đồng hành tuyệt vời.
Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên “chỉ nên ăn cá tối đa 2 lần/tuần”. Nếu bạn thích, có thể ăn nó mỗi ngày nhưng phải đảm bảo đó là loại thịt duy nhất bạn ăn ngày hôm đó nếu không muốn nồng độ axit uric trong máu lên cao.
Purine được tìm thấy trong thịt cá nhưng lại vắng mặt trong dầu cá. Chính vì vậy, bạn không cần đắn đo khi muốn dùng viên dầu cá để bổ sung các vi chất cần thiết.
Xét nghiệm theo dõi bệnh nhân bị bệnh gout
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
Gói xét nghiệm giúp bệnh nhân bị bệnh gout theo dõi được chỉ số acid uric của mình để biết được quá trình điều trị có hiệu quả không, qua đó có các phương pháp phòng và điều trị bệnh phù hợp với tình trạng bệnh.
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người muốn theo dõi quá trình điều trị Gout của bản thân, bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Chi phí xét nghiệm
Giá gói theo dõi bệnh nhân bị bệnh gout: 509,000 đồng
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (509,000 đồng) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 1900 1251 - 0899190199 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật: 06:00 - 20:30
Lưu ý: Các thông tin về gói xét nghiệm của HoiBenh Home trên đây được cập nhật ngày 02/11/2017.
Hi vọng với bài viết trên, bạn đã biết người bị bệnh gout nên ăn cá như thế nào, cũng như biết phương pháp kết hợp chữa trị bệnh gout hiệu quả. HoiBenh chúc bạn luôn mạnh khỏe!