Bệnh động kinh khi mang thai cần lưu ý gì?
Mặc dù không cướp đi thiên chức làm mẹ của người phụ nữ nhưng bệnh động kinh ở người mẹ sẽ làm tật nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ. Vậy, phụ nữ mắc bệnh động kinh khi mang thai cần lưu ý gì để bảo đảm sức khoẻ cho cả mẹ và bé?
Bệnh động kinh khi mang thai cần lưu ý gì?
Mặc dù không cướp đi thiên chức làm mẹ của người phụ nữ nhưng bệnh động kinh ở người mẹ sẽ làm tật nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ. Vậy, phụ nữ mắc bệnh động kinh khi mang thai cần lưu ý gì để bảo đảm sức khoẻ cho cả mẹ và bé?
Những rủi ro có thể xảy ra với thai phụ bị động kinh
Nhắc đến vấn đề phụ nữ bị động kinh khi mang thai cần lưu ý gì, trước hết chị em phải xác định được những rủi ro có thể xảy ra với mẹ và bé trong quái trình mang bầu. Các rủi ro được trang Epilepsy đề cập đến cụ thể như sau:
Thay đổi tần suất cơn động kinh
Ước tính từ 15 – 30% thai phụ có tần suất lên cơn động kinh cao hơn người bình thường, nhất là trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là bởi quái trình mang thai khiến cơ thể người mẹ thay đổi hormone sinh dục, tăng giữ natri và nước gây căng thẳng quá mức cũng như làm giảm nồng độ của thuốc chống động kinh trong máu. Thêm vào đó, việc dùng thuốc không đúng chỉ định và ngủ không đủ giấc khiến việc kiểm soát cơn động kinh của thai phụ gặp nhiều khó khăn hơn.
Cơn động kinh gây tai nạn cho mẹ và bé
Tuỳ thuộc vào thể bệnh mà rủi ro của thai phụ mắc bệnh động kinh sẽ có mức độ khác nhau. Thông thường, cơn động kinh cục bộ sẽ ít nguy hiểm hơn cơn co cứng, co giật toàn thân nhưng dạng bệnh này lại dễ tiến triển thành cơn động kinh toàn bộ, khiến thai phụ dễ bị chấn thương và gây ảnh hưởng tới thai nhi. Các rủi ro mà thai phụ thường gặp gồm: giảm nhịp tim thai, sảy thai, tăng nguy cơ sinh non, chảy máu khi sinh, chấn thương do bỏng hoặc ngã, tăng huyết áp dẫn tới tăng nguy cơ tiền sản giật.
Nhìn chung, khi đề cập đến vấn đề phụ nữ mắc bệnh động kinh khi mang thai cần lưu ý gì, hầu hết các chuyên gia nhấn mạnh việc kiểm soát tốt các cơn động kinh và co giật trong thai kỳ là vô cùng quan trọng bởi rủi ro do chúng mang lại còn nguy hiểm hơn nhiều so với tác dụng không mong muốn của các loại thuốc chống động kinh.
Tác hại của các loại thuốc chống động kinh với từng giai đoạn phát triển của thai nhi
Khoảng 4 – 6% trẻ có mẹ dùng thuốc chống động kinh trong lúc mang thai phải chịu nguy cơ dị tật bẩm sinh, đặc biệt là nếu thai phụ không tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ. Các dị dạng thường gặp nhất gồm trẻ chậm phát triển, đái tháo đường, dị tật tim, hở hàm ếch,... Ngoài ra, thuốc chống động kinh còn dễ gây chảy máu ở trẻ sơ sinh, khiến bé chậm tăng trưởng hoặc thậm chí là tử vong ngay trong tuần đầu tiên sau khi chào đời.
Phụ nữ bị bệnh động kinh khi mang thai cần lưu ý gì?
Mong muốn của tất cả những người làm mẹ là con mình sinh ra và lớn lên khỏe mạnh. Và những thai phụ bị động kinh còn mong mỏi điều đó nhiều hơn bởi hơn ai hết, họ hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh động kinh và tác hại của các loại thuốc điều trị. Tuy nhiên nếu thai phụ chuẩn bị tốt, em bé vẫn có thể ra đời bình an và phát triển khoẻ mạnh như các trẻ bình thường khác. Lời khuyên của các chuyên gia y tế dành cho chị em mắc bệnh động kinh như sau:
- Trước khi mang thai: Cần lên kế hoạch chuẩn bị thật tốt bằng cách trao đổi với bác sĩ từ trước để được điều chỉnh thuốc chống động kinh sao cho phù hợp với tình trạng sức khoẻ. Các bác sĩ thường sẽ bắt đầu bằng một loại thuốc có liều khởi đầu thấp nhất cũng như giúp mẹ kiểm tra những cơn co giật tiềm ẩn và xác định nguy cơ thai nhi chịu ảnh hưởng bởi thuốc động kinh bởi các cơn động kinh và các loại thuốc đặc trị đều có khả năng gây hại cho thai nhi ngay từ khi mới thành hình.
Trường hợp bạn chưa mang thai hoặc đang lên kế hoạch có thai nhưng đã nhiều năm rồi không lên cơn co giật, hãy thử tạm ngưng sử dụng thuốc chữa động kinh. Thông thường, bác sĩ cũng có thể đề nghị chị em dừng uống thuốc ít nhất 6 tháng trước khi mang thai để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Khoảng thời gian này cũng đủ để bác sĩ đưa ra những kết quả rõ ràng, chính xác về ảnh hưởng của thuốc. Tuy nhiên, nếu trong lúc này mà cơ thể vẫn bị co giật thì cách ngưng thuốc là không khả thi.
- Phụ nữ bị động kinh khi mang thai cần bổ sung đầy đủ những vi chất cần thiết như acid folic, kẽm và selen để giảm thiểu nguy cơ bé bị khuyết tật ống thần kinh.
- Mẹ cần đi khám bác sĩ định kỳ để kiểm soát nồng độ thuốc trong thời gian mang thai bởi thông thường, nồng độ thuốc chữa động kinh trong máu sẽ giảm trong suốt thai kỳ dù lượng giảm cụ thể còn tuỳ vào từng người. Thường xuyên đi kiểm tra sẽ giúp bác sĩ dễ dàng điều chỉnh liều sử dụng trong khi bệnh nhân mang thai và sau khi sinh con, giúp giảm phản ứng phụ của thuốc mà vẫn duy trì được hiệu quả điều trị.
- Trong tháng cuối thai kỳ, mẹ nên tăng cường bổ sung vitamin K để ngăn ngừa biến chứng chảy máu ở bé sơ sinh. Ngoài ra, trẻ có mẹ bị động kinh cũng cần được cho uống vitamin K ngay khi vừa chào đời.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý; tránh sử dụng thuốc lá, cà phê, rượu bia hoặc chất kích thích khác; tránh mệt mỏi, căng thẳng hoặc suy nghĩ quá nhiều, duy trì tâm lý thoải mái; ngủ đủ giấc;...
- Khi được hỏi “phụ nữ bị bệnh động kinh khi mang thai cần lưu ý gì”, các bác sĩ cũng khuyên mẹ bầu nên tập thể dục thường xuyên, vừa giúp nâng cao sức khoẻ, thư giãn tinh thần, thuận lợi cho việc sinh nở mà còn góp phần đáng kể trong việc kiểm soát cơn động kinh trong quá trình mang thai.
- Nếu sau khi sinh con mà sản phụ vẫn bắt buộc phải dùng thuốc chống động kinh thì nên cho bé bú cách xa thời điểm dùng thuốc để hạn chế lượng thuốc bài tiết vào sữa mẹ. Mẹ cũng nên thay tã cho con dưới sàn nhà hoặc chỗ thấp, cho con ăn và tắm khi có người lớn khác bên cạnh để được hỗ trợ khẩn cấp nếu cơn động kinh xảy ra bất ngờ.