Bệnh cường giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bệnh cường giáp là các bệnh gây nên tăng cường tiết hooc-môn tuyến giáp. Bệnh không quá phổ biến, chỉ xảy ra ở 1/5000 phụ nữ mang thai, nhưng khó chữa trị khi đang mang thai. Vậy bệnh cường giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bệnh cường giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bệnh cường giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bệnh cường giáp là các bệnh gây nên tăng cường tiết hooc-môn tuyến giáp. Bệnh không quá phổ biến, chỉ xảy ra ở 1/5000 phụ nữ mang thai, nhưng khó chữa trị khi đang mang thai. Vậy bệnh cường giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bệnh cường giáp là gì?

Cường giáp là một hội chứng khiến cho tuyến giáp hoạt động mạnh hơn, dẫn đến tiết ra nhiều hooc-môn thyroxine hơn bình thường. Tăng cường hooc-môn thyroxine sẽ dẫn đến run tay, tăng nhịp tim,thân nhiệt cao hơn người bình thường, hay đổ mồ hôi, bồn chồn, dễ cáu gắt, ... Ngoài ra, khi bị bệnh cường giáp, có thể thấy người bệnh có mắt lồi và bướu cổ. Hội chứng cường giáp có thể được gây ra bởi một số bệnh:

  • Bệnh Basedow: còn có một số tên khác là bệnh Graves, bệnh Parry. Đây là nguyên nhân gây cường giáp phổ biến nhất. Basedow là một bệnh rối loạn tự miễn dịch, tức là khi các tế bào miễn dịch của cơ thể tấn công chính các tế bào trong cơ thể, chứ không phải các tế bào ngoài hay vi khuẩn, vi rút. Bệnh thường do gen di truyền gây ra.
  • U tuyến giáp: một số u nhỏ trong tuyến giáp có thể phát triển và sản xuất hooc-môn, gây tăng cường hooc-môn tuyến giáp.
  • Viêm tuyến giáp: viêm tuyến giáp cũng có thể khiến cho tuyến giáp tiết ra hooc-môn nhiều hơn bình thường.
vicare.vn-benh-cuong-giap-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong-body-1
Cường giáp là một hội chứng khiến cho tuyến giáp hoạt động mạnh hơn

Bệnh cường giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Khi nồng độ thyroxine trong máu của mẹ cao, sẽ đi vào thai nhi, dẫn đến tăng nhịp tim thai, thai nhỏ hơn so với tuổi. Nồng độ thyroxine cao trong máu mẹ cũng có thể gây sảy thai, đẻ non, thai chết lưu. Ngoài ra, những triệu chứng cường giáp đều không tốt đối với cơ thể của mẹ đang mang thai. Tuy nhiên, nếu có thai khi bị bệnh cường giáp, người mẹ không bắt buộc phải bỏ thai. Người mẹ cần phối hợp với bác sĩ để điều trị bệnh cường giáp.

vicare.vn-benh-cuong-giap-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong-body-2
Bệnh cường giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Điều trị bệnh cường giáp như thế nào?

Khi bị bệnh cường giáp, người bệnh cần sử dụng các thuốc làm giảm hoạt động tuyến giáp như methylthiouracil (MTU), methimazol, carbimazol, thyrozol, hoặc propylthiouracil (PTU). Tuy nhiên, ở phụ nữ có thai, các thuốc này có thể thẩm thấu qua nhau thai, đi vào máu của thai nhi, và gây ra suy tuyến giáp ở thai nhi. Vì thế, nếu như phụ nữ có thai bị cường giáp nhẹ, nồng độ thyroxine trong máu không quá cao, bác sĩ có thể sẽ không chỉ định dùng thuốc, mà chỉ theo dõi.

Nếu như bị cường giáp nặng, bác sĩ có thể sẽ phải điều trị bằng thuốc. Trong các thuốc kháng tuyến giáp, PTU thẩm thấu qua nhau thai ít nhất và thường sẽ được sử dụng ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi thường xuyên.

Do việc chữa trị bệnh cường giáp khó hơn đối với phụ nữ mang thai, phụ nữ mong muốn có thai nên đi khám và điều trị bệnh cường giáp nếu có triệu chứng trước khi mang thai.

Xem thêm:

  • Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?
  • Bệnh cường giáp kiêng ăn gì?
  • Bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào?