Bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ và cách điều trị ho cảm cúm
Sức đề kháng non nớt của trẻ nhỏ khó tránh khỏi nguy cơ mắc phải các bệnh thông thường như: cảm cúm, sổ mũi, ho, sốt.... Đặc biệt vào thời tiết mùa đông vừa rét lạnh, khô hanh, trẻ em rất dễ bị cảm cúm và ho.
Bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ và cách điều trị ho cảm cúm
Sức đề kháng non nớt của trẻ nhỏ khó tránh khỏi nguy cơ mắc phải các bệnh thông thường như: cảm cúm, sổ mũi, ho, sốt.... Đặc biệt vào thời tiết mùa đông vừa rét lạnh, khô hanh, trẻ em rất dễ bị cảm cúm và ho. Vậy nên HoiBenh xin chia sẻ một số thông tin về bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ và cách điều trị ho cảm cúm với các mẹ. Mong rằng những thông tin này sẽ mang lại những kiến thức chăm sóc trẻ bổ ích cho các mẹ.
Nguyên nhân cảm cúm ở trẻ nhỏ
Bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ thường do hai nguyên nhân chính gây nên:
- Do trẻ bị nhiễm lạnh- Do bị nhiễm vi rút cúm
Các triệu trứng cảm cúm ở trẻ
- Trẻ có thể cảm thấy đau tai
- Ho khan, ho có đờn cũng là triệu chứng hay gặp khi bị cảm cúm
- Đau họng, sưng họng dẫn tới biếng ăn, chán ăn ở trẻ
- Cảm cúm cũng ảnh hưởng cả tới hệ tiêu hóa gây nên tình trạng: đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa
- Các triệu chứng khác như: mệt mỏi, ớn lạnh, chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu
Điều trị cảm cúm cho trẻ
Bệnh cảm cúm thường do vi rút gây nên vì vậy việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không mang lại bất kì hiệu quả nào. Việc tốt nhất là chăm sóc trẻ để trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Tùy theo từng triệu chứng, mức độ để có phương pháp chăm sóc bé hợp lí.
- Nếu trẻ có triệu chứng sốt, bạn nên dùng khăn ấm lau người cho trẻ và chườn khăn lạnh trên trán để hạ nhiệt độ cơ thể. Nhưng nếu trẻ sốt cao và liên tục không hạ, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.- Trẻ có tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi thì việc sử dụng nước muối vệ sinh mũi và xông hơi bằng nước nóng sẽ khiến cho bé dễ chịu hơn.
Có thể sử dụng các loại siro ho khi trẻ bị ho khan hay ho có đờn. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng một chút mật ong pha với nước ấm rồi cho bé uống để cổ họng trẻ không còn khó chịu.
Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây để tránh tình trạng mất nước.
Các biện pháp phòng tránh bệnh cảm cúm
- Tuyệt đối cách ly trẻ với nguồn nguy lơ lây nhiễm cúm: nơi có dịch cúm, người đang mắc phải bệnh cảm cúm
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường xung quanh giúp trẻ tránh xa các các loại vi rút, vi khuẩn có hại.
- Thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lí để sức khoẻ và sức đề kháng của trẻ phát triển tốt.
Một số lưu ý khi trẻ bị cảm cúm
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của bé- Sử dụng khăm mềm lau mũi để tránh cho trẻ bị khô rát, mẩn đỏ.
- Tránh đưa bé đến chỗ đông người
- Phân bổ lượng chất dinh dưỡng hằng ngày cho bé đầy đủ