Bệnh Basedow có lây không?
Bệnh Basedow hay còn gọi là bệnh Graves, bệnh Parry... với các triệu chứng liên quan như tăng nhịp tim, yếu cơ, mất ngủ hoặc khó ngủ, và tính tình dễ bị kích thích. Nó có thể ảnh hưởng đến mắt, gây ra lồi mắt và ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác, bao gồm da, tim, tuần hoàn và thần kinh. Vậy, Bệnh Basedow có lây không?
Bệnh Basedow có lây không?
Nguyên nhân gây bệnh Basedown
Basedow là một bệnh phổ biến gặp ở nữ nhiều hơn nam (80%), đặc biệt là phụ nữ trẻ từ 21-30 tuổi. Bệnh liên quan mật thiết đến nồng độ estrogen ở nữ.
Có nhiều yếu tố tác động gây bệnh như: yếu tố gen, miễn dịch, môi trường... làm thay đổi tính kháng nguyên và trình diện kháng nguyên lạ trên bề mặt tế bào tuyến giáp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất ra tự kháng thể hormon TRAb.
TRAb gắn vào receptor của hormon TSH tại màng tế bào tuyến giáp kích thích làm tế bào tuyến giáp phát triển về mặt số lượng, tăng cường hoạt động chức năng, tổng hợp và giải phóng nhiều hormon tuyến giáp vào trong máu, gây nên các biểu hiện nhiễm độc giáp và các biểu hiện tự miễn trên lâm sàng.
Đây là bệnh rất nguy hiểm cho hệ tim mạch, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh nhân sẽ tử vong trong tình trạng suy tim, suy kiệt và đặc biệt là trong tình trạng cơn bão giáp, một biến chứng rất nặng của bệnh. Khi bị cơn bão giáp, bệnh nhân sẽ sốt cao 40-41oC, tinh thần hoảng loạn, lo lắng hoặc kích thích dữ dội, tim đập rất nhanh...
Bệnh Basedow có lây không?
Bệnh Basedow có lây không? Bệnh Basedown có thể nguy hiểm tới tính mạng... nhưng tuyệt đối chưa xuất hiện bất cứ trường hợp nào, hoặc không có nguyên nhân nào lây nhiễm cho người khác dù ăn chung, sờ chạm, nói chuyện... Cho nên, bệnh Basedow không lây.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Basedown
Các triệu chứng của bệnh basedown chủ yếu là mất ngủ, rụng tóc, mồ hôi ra nhiều, ngứa, sợ nóng, giảm cân mặc dù tăng sự thèm ăn, tiêu chảy, đại tiện thường xuyên, đánh trống ngực, yếu cơ, da ấm và ẩm.
Hơn nữa dấu hiệu có thể được nhìn thấy trên khám lâm sàng thường là thấy tuyến giáp lan rộng (thường là đối xứng) và cứng (nontender), mi mắt chậm chạp (lid lag), chảy nước mắt nhiều do bệnh mắt Graves, rối loạn nhịp tim, chẳng hạn như tim nhịp nhanh xoang (sinus tachycardia), rung tâm nhĩ (strial fibrillation), ngoại tâm thu thất (premature ventricular contraction) và cao huyết áp.
Những người bị cường giáp có thể bị thay đổi hành vi và nhân cách, bao gồm: rối loạn tâm thần, hưng cảm, lo âu, kích động, và trầm cảm. Triệu chứng run tay, mắt lồi nếu phát hiện bệnh vào thì muộn.
Khi có các dấu hiệu trên, bệnh nhân cần đến bệnh viện chuyên khoa nội tiết để được khám. Tại biện viện, các bác sĩ có các biện pháp cận lâm sàng, giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Điều trị bệnh như thế nào?
Trên thế giới hiện áp dụng 3 biện pháp điều trị bệnh Baseodw là điều trị nội khoa, xạ trị và phẫu thuật cắt gần toàn bộ tuyến giáp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, người ta ưu tiên sử dụng biện pháp điều trị nội khoa.
Có nhiều lý do khiến các chuyên gia nội tiết khuyến cáo sử dụng biện pháp điều trị nội khoa như tỷ lệ lui bệnh cao, ít gây suy giáp trường diễn, ít ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ so với điều trị xạ hoặc phẫu thuật.
Hiện có 3 loại thuốc kháng giáp được sử dụng trong điều trị nội khoa là methimazole, carbimazole và PTU. Trong máu, carbimazole được chuyển hóa thành MMI, vì thế trên thực tế có thể coi có 2 loại thuốc kháng giáp cơ bản là MMI và PTU.
Hầu hết các trường hợp trở về bình giáp sau 1-2 tháng điều trị, tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn đạt 60-70% sau 12-18 tháng điều trị. Tuy nhiên thuốc kháng giáp không ức chế được hoàn toàn căn nguyên tự miễn. Vì thế tỷ lệ tái phát bệnh sau khi ngừng thuốc khá cao tới 50-60% sau ngừng thuốc 1 năm.
Ngoài ra
- Điều trị bằng phóng xạ trị Iot-131: mục đích là làm cho bướu tuyến giáp nhỏ lại, đưa chức năng tuyến giáp từ cường năng về bình thường (bình giáp).
- Điều trị ngoại khoa: phương pháp này chỉ được lựa chọn khi bệnh đã được điều trị bằng thuốc ít nhất 4 - 6 tháng mà không duy trì được bình giáp khi ngừng thuốc; cường giáp tuy ổn định nhưng bướu giáp không nhỏ lại...
- Các biến chứng sau mổ có thể gặp là: suy chức năng tuyến giáp; bệnh tái phát trở lại; bệnh não sau nhiễm độc hormon giáp hay gặp ở nam giới; cơn nhiễm độc hormon giáp kịch phát; liệt dây thần kinh quặt ngược, têtani, chảy máu sau mổ.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã có được một lượng lớn thông tin về bệnh Basedown rồi đấy. Bệnh basedow có lây không? Chắc chắn câu trả lời là không rồi, nên bạn cứ yên tâm mà chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe thật tốt nhé.
Xem thêm:
- Bị bướu cổ basedow nên kiêng ăn gì?
- Bướu cổ đơn thuần có nguy hiểm không?