Bà bầu uống café có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, 1 tác café vào buổi sáng rất tốt cho cơ thể - mang đến sự thoải mái cho tinh thần, khởi động 1 ngày làm việc đầy hứng khởi và tập trung. Tuy nhiên, với bà bầu cần hết sức cẩn thận khi sử dụng café cũng như các sản phẩm chứa cafein khác

Bà bầu uống café có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bà bầu uống café có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, 1 tách café vào buổi sáng rất tốt cho cơ thể - mang đến sự thoải mái cho tinh thần, khởi động 1 ngày làm việc đầy hứng khởi và tập trung. Tuy nhiên, với bà bầu cần hết sức cẩn thận khi sử dụng cafe cũng như các sản phẩm chứa cafein khác.

1. Các ảnh hưởng của cafein trong cafe tới bà bầu và thai nhi

Café chứa cafein – một chất kích thích thần kinh, có khả năng làm tăng nhịp tim, gây mất ngủ, tạo cảm giác bồn chồn. Cafein cũng có thể qua nhau thai và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi – cafein là giảm lượng máu lưu thông qua nhau thai, làm nhịp tim của thai nhi chậm từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Đặc biệt, càng về cuối thai kỳ, thời gian để phân hủy cafein càng kéo dài: khoảng giữa thai kỳ, thời gian bán phân hủy cafein là 7 giờ, vào cuối thai kỳ, thời gian phân hủy cafein cần tới 10 giờ.

Cafein cũng là tác nhân gây sảy thai. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những bà bầu sử dụng hơn 200mg cafein có nguy cơ sảy thai cao hơn những người không sử dụng tới 40%. Đặc biệt, với lượng dùng gấp đôi (400mg/ngày), nguy cơ sảy thai ở bà bầu sẽ lớn hơn gấp đôi.

Các nhà khoa học Mỹ cũng khuyến cáo rằng, nếu nghiện café, một tách café nhỏ mỗi ngày với lượng cafein khoảng 100mg sẽ không ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe bà bầu và thai nhi. Tương đương lượng cafein này, bà bầu cũng không nên sử dụng quá 5 lon coca nhỏ hoặc 6 tách trà/ngày.

Cũng không nên bỏ café đột ngột, sẽ gây những phản ứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Nếu có kế hoạch mang thai và muốn cai café để bảo vệ thai nhi, bà bầu nên giảm dần lượng dùng, số lần uống café mỗi ngày, không nên dừng uống đột ngột. Theo ý kiến của Giáo sư Denis Henshaw – giáo sư danh dự về ảnh hưởng của bức xạ tới con người, thuộc trường ĐH Bristol: “Tôi không nghĩ các thai phụ nên từ bỏ café, nhất là với những người nghiện café, việc này có thể khiến họ khó chịu hoặc trầm cảm. Nhưng vì đã có cảnh báo, nên họ nên hạn chế lượng uống vào”

Đặc biệt, bà bầu có tiền sử sảy thai, sinh non, thai chết lưu không nên uống café trong thời gian mang thai.

Cafein cũng ảnh hưởng tới DNA của thai nhi, dẫn tới bệnh bạch cầu. Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Leicester đã nghiên cứu vấn đề này và đưa ra kết luận như sau: cafein gây nguy hiểm cho gen, giảm khả năng hoạt động của các tế bào, khiến các tế bào không có sức kháng cự trước các tác nhân gây ung thư như tia tử ngoại

vicare.vn_ba-bau-uong-cafe-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong-body-1

Cafein trong cafe không tốt cho bà bầu và thai nhi

2. Các ảnh hưởng khác của café tới bà bầu

Café khiến tuyến trên thận tăng tiết hormone adrelanin, tuyến tụy tăng tiết glucagon – 2 hormone này cùng tác động làm tăng đường huyết.

Café làm tăng tích trữ Cholesterol, gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch cho bà bầu

Chất phenol trong café làm giảm khả năng hấp thu sắt của bà bầu. Vì vậy, những phụ nữ uống café trong quá trình mang thai sẽ có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cao hơn những người khác.Nếu bà bầu muốn dùng café, nên dùng giữa các bữa ăn để ảnh hưởng của phenol tới quá trình hấp thu sắt là thấp nhất.

Bên cạnh đó, bà bầu uống café cũng làm em bé sinh ra nhẹ cân hơn bình thường, có nhịp tim nhanh hơn những trẻ sinh bởi sản phụ không uống café. Café cũng ảnh hưởng tới vòng đầu, thần kinh, não bộ, chiều cao của trẻ sinh ra.

vicare.vn_ba-bau-uong-cafe-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong-body-2

Các bác sĩ đều khuyên bà bầu không nên uống cafe trong thời gian mang thai

Theo khuyến cáo của FDA, tốt nhất thai phụ không nên sử dụng café trong thai kỳ. Bên cạnh café, để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi trong suốt thai kỳ, bà bầu cũng nên tránh xa đồ uống có cồn (rượu, bia...), thuốc lá, chất kích thích, bóng cười, sisha...